CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

6 tháng cả nước xảy ra 4.388 vụ tai nạn lao động, làm chết 418 người

 

 Lĩnh vực xây dựng để xảy ra nhiều TNLĐ nhất trong 6 tháng đầu năm 2017

 

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 6 tháng đầu năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 4.388 vụ TNLĐ, làm 4.461 người bị nạn trong đó có 406 vụ TNLĐ chết người, 56 vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên. Các vụ TNLĐ đã làm 418 người chết và 843 người bị thương nặng. Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2017 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Đứng đầu là TP Hồ Chí Minh với 715 vụ TNLĐ với 51 người chết, Bình Dương 201 vụ TNLĐ với 22 người chết, Hà Nội 111 vụ TNLĐ với 21 người chết, Thanh Hóa 25 vụ TNLĐ làm chết 18 người... Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người, là xây dựng chiếm 25,8% tổng số vụ tai nạn và 24,2% tổng số qngười chết; lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 9,7% tổng số vụ và 9,1% tổng số người chết; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,7% tổng số vụ và 9,1% tổng số người chết...

Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai... là những địa phương tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời. Có 03 vụ được Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân xem xét khởi tố, trong đó có 01 vụ đã khởi tố vụ án.

Cũng theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra 6 tháng đầu năm 2017 có sự gia tăng đột biến. Trong đó, chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 967 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 5,3 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 47.280 ngày.

Các giải pháp nhằm giảm thiểu TNLĐ trong 6 tháng cuối năm

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức người sử dụng lao động, người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:

Các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, khai khoáng, hóa chất, sử dụng điện, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại; việc lắp đặt, sử dụng các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, công tác hàn. Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê, báo cáo TNLĐ tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế theo Khoản 4 Điều 36 Luật an toàn vệ sinh lao động và Điều 25 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 đúng thời hạn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; khẩn trương triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn; tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tổ chức điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tổ chức hướng dẫn và đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.

Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập, lắp đặt sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trong công tác hàn; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật an toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội nông dân Việt Nam và các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động, hội viên chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong 06 tháng đầu năm 2017.


TT

Địa phương

Số người chết

Số vụ chết người

Số vụ

Số người bị nạn

Số người bị thương nặng

1

TP Hồ Chí Minh

51

51

715

727

77

2

Bình Dương

23

22

201

217

25

3

Hà Nội

22

20

111

114

2

4

Thanh Hóa

18

18

25

25

18

5

Bắc Ninh

18

18

60

60

11

6

Quảng Ninh

16

15

260

270

157

7

Quảng Nam

16

16

120

120

45

8

Đồng Nai

15

15

775

777

68

9

Yên Bái

15

15

51

52

37

10

Thái Nguyên

12

12

70

70

9

 


THIỀU VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh