THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 10:54

Cà Mau: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn

Hàng năm, ngành LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch tạo việc làm mới cho khoảng 38.000 lao động; đào tạo, bồi dưỡng cho trên 35.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm khoảng 1,5%, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội của tỉnh cũng như góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2020 do ảnh hưởng biến đổi khí hậu xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài làm thiệt hại đến sản xuất, nhiều hộ gia đình, người lao động mất thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế đời sống của người dân như: Hoa màu, cây ăn trái bị chết khô, các vùng sản xuất chuyên canh như các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước bị thiệt hại trên 70% tổng sản lượng lương thực của huyện.

Cà Mau: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn - Ảnh 1.

Cà Mau đào tạo nghề cho người lao động.

Năm 2020 trong bối cảnh tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, nguồn lực về lao động và chất lượng nguồn nhân lực hiện đang là thách thức lớn. Thực trạng trên đặt ra cho công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, năm 2020 kế hoạch đào tạo 35.000 lao động kết quả thực hiện đào tạo và bồi dưỡng cho 38.929/35.000 người, đạt 111% kế hoạch năm.

Trong đó, tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng 1.090 người, trung cấp 347 người; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 8.490/8.000 người, đạt 105,25%; đào tạo và bồi dưỡng là 29.002/25.045 người. Đặc biệt, trong thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên, tuy nguồn kinh phí chưa được phân khai nhưng đã mạnh dạn đề xuất ứng nguồn kinh phí địa phương tổ chức đào tạo cho 187 thẻ học nghề với nguồn kinh phí là 2.539 triệu đồng.

Để thực hiện tốt công tác "Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn" tỉnh đã có những chủ trương về đào tạo nghề và giải quyết việc làm với sự liên kết vùng, liên kết khu vực trong phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh có những chủ trương và giải pháp như: Tập trung định hướng cơ cấu ngành nghề, liên kết giữa các tỉnh trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực cung cấp ổn định lâu dài; Thúc đẩy đào tạo nghề chất lượng cao, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm, hướng tới doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh cũng như quốc tế (Hàn Quốc, Nhật Bản,...).

Các hoạt động xuất khẩu lao động, tổ chức cơ chế chính sách được bố trí kinh phí trong ngân sách của tỉnh hàng năm để thực hiện tốt việc điều tra cơ sở dữ liệu, dự báo cung cầu lao động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cập nhật thông tin thị trường lao động. Tích cực triển khai các hoạt động giới thiệu việc làm. Phối hợp thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với cơ quan tổ chức có chức năng tại địa phương để tuyển chọn, đào tạo đưa người đi lao động ở nước ngoài.

Cà Mau, với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại lao động hằng năm rất lớn, nhất là ở khu vực nông thôn. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tác động rất tích cực tới phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh đặc biệt đối với các huyện bị thiệt hại như:

Để góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong thời gian tới cần phải thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của cán bộ công chức và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống. Trong đó thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, lao động nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, người thuộc đối tượng chuyển đổi nghề, phụ nữ mất việc làm, lao động các xã đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu xăm nhập mặn có điều kiện tham gia học nghề đặc biệt đối với các huyệnTrần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước…

Thực hiện công tác khảo sát hàng năm ở một số địa phương, đặc biệt là ở những nơi bị xăm nhập mặn để xây dựng kế hoạch đào tạo phải sát thực với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu của từng địa phương, doanh nghiệp và người lao động đảm bảo theo cơ chế thị trường, gắn với việc làm sau đào tạo.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng trang thông tin riêng nhằm kết nối giữa cơ sở đào tạo và người học nhằm thu thập thông tin về việc làm chính xác nhất. Qua đó, giúp cơ sở đào tạo định hướng nghề cần đào tạo, đồng thời cũng truyền tải thông tin việc làm, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đến người học. Đào tạo nghề gắn với các dự án liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, các mô hình khuyến nông tiên tiến, có hiệu quả cao.

Tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội; trong đó tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành trọng yếu như: điện tử, công nghệ thông tin... và các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao như: du lịch, thương mại… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo sự gắn kết giữa lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm để tăng cường chia sẻ thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển lao động, tìm kiếm việc làm, dự báo và đào tạo nguồn nhân lực của thị trường lao động trong nước, ngoài nước.

Thực hiện tốt phần mềm quản lý lao động góp phần giải quyết các chính sách của người dân bị ảnh hưởng CoVID-19. Về chương trình giáo trình, cần xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; đa dạng hóa các phương thức và chương trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành nghề. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng gắn chặt chẽ với thị trường lao động và xã hội, chuyển mạnh đào tạo gắn kết với việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

NHÓM PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh