THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:27

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Riêng Formosa, Bộ Tài nguyên Môi trường hoàn toàn chịu trách nhiệm

 

Sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra: đề tài "nóng" trên nghị trường

Phần chất vấn bao gồm các nhóm nội dung liên quan đến các chính sách xử lý chất thải, xử lý trách nhiệm khi xảy ra sự cố môi trường, giải pháp chống biến đối khí hậu và trình hình khai thác tài nguyên khoáng sản.

Sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra tiếp tục trở thành đề tài nóng trên nghị trường khi nhiều đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sự cố ô nhiễm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, cử tri Quảng Bình đánh giá cao giải pháp của Quốc hội, Chính phủ về khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Tuy nhiên, cử tri thiếu niềm tin, băn khoăn cho cả thế hệ hiện tại và tương lai về Formosa. Bộ trưởng cho biết, cơ sở nào bảo đảm vững chắc Formosa không gây ô nhiễm môi trường nữa?

Cùng chung lo lắng, ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đặt vấn đề, hiện tượng phát triển công nghiệp và làng nghề không bền vững, mà đỉnh điểm là sự cố Formosa vừa gióng lên hồi chuông về vấn đề này.

“Tôi rất lo lắng khi Bộ trưởng nêu “khả năng chịu đựng của môi trường đã tới hạn”. Đâu là trách nhiệm của Bộ trong quản lý nhà nước?”, ông Thẳng hỏi, làm thế nào để đánh giá tác động môi trường bảo đảm để không xảy ra sự cố môi trường trong tương lai.

Liên quan đến trách nhiệm xử lý môi trường hiện nay, nhiều ĐB cho rằng hiện nay chưa rõ. Theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), “cách quản lý nhà nước hiện như “thả gà ra đuổi” và đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn về vấn đề này.

Sau giải lao, nghị trường tiếp tục “nóng” việc ô nhiễm môi trường. Nhiều ĐBQH đã dùng “động từ mạnh” và số liệu khủng như: “quả bom môi trường nổ chậm”, “bức tử sông Hậu”, “20 nhà máy nhiệt điện than, thải ra 16 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao”, “10 làng ung thư”… để chỉ tình trạng ô nhiễm của các dòng sông bị xả thải trái phép từ các dự án công nghiệp, ô nhiễm từ các làng nghề và các nhà máy nhiệt điện.

“Chúng ta cần danh mục và cách kiểm soát chặt chẽ hơn”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, có thể Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ kiến nghị sửa luật về môi trường để thay đổi cách tiếp cận, đánh giá tác động môi trường, kể cả từ khâu phòng ngừa.

Riêng Formosa, Bộ trưởng nói, Bộ Tài nguyên Môi trường hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi chỉ ra được vi phạm, nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm, Bộ đã tập trung vào 3 nhóm chính xử lý ô nhiễm đó là: nước thải, khí thải và chất thải rắn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và lắp đặt các hệ thống giám sát tự động

Bộ đã thành lập 1 hội đồng chuyên ngành để xem xét, đánh giá, yêu cầu phía doanh nghiệp có biện pháp khắc phục cụ thể.

Trong quá trình Formosa giải quyết, Bộ Tài nguyên Môi trường có một ban giám sát, theo dõi 24/24 về khí thải, rác thải, chất thải rắn của Formosa. Bộ cũng yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện, nếu Việt Nam chưa có thì theo tiêu chuẩn quốc tế.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn Bộ trưởng

"Chúng tôi yêu cầu các công đoạn sản xuất đều phải được xem xét, xử lý. Nếu xảy ra sự cố phải có phương án, có hồ để xử lý sự cố. Việc theo dõi được cập nhật và gửi thẳng số liệu về Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh để chuyển về Bộ.

Nước trong công nghệ dập cốc được theo dõi và gắn thiết bị theo dõi nghiêm ngặt như ở Hàn Quốc. Nước thải qua hồ xử lý sinh học, và hồ sinh học này chúng tôi yêu cầu phải thả cá để đảm bảo nước thải ra môi trường phải an toàn" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Formosa hứa đảm bảo duy trì lâu dài bền vững không để xảy ra sự cố như vừa qua. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển, khí thải từ các địa phương này. 

Nhắc đến tầm quan trọng của sông Hậu đối với đời sống người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, “bức tử” các dòng sông, khai thác cát sỏi là vấn đề rất bức xúc.

Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng phải có quy hoạch tổng thể cho vùng, để có phân bổ sử dụng nước cho từng vùng. Đồng thời, cần có quy hoạch tổng thể để khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nước, từ đó phân bổ nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.

“Trên cơ sở đó đưa ra quy chuẩn môi trường, Bộ sẽ thực hiện tốt công việc Thủ tướng Chính phủ giao đó là rà soát các cơ sở dọc sông đối với các dự án đang triển khai cũng như đánh giá lại toàn bộ các dự án, từ công nghệ đến quá trình xử lý, để giảm tối đa khả năng ô nhiễm và tránh sự cố. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và lắp đặt các hệ thống giám sát tự động, yêu cầu các nhà máy xả thải lớn phải chịu giám sát”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.

Bộ trưởng cũng cho biết thêm phía Formosa đã mời nhiều chuyên gia, đơn vị tư vấn quốc tế để tham vấn dài hạn để chuyển từ dập cốc ướt sang cốc khô. Ngoài ra hệ thống xả thải của nhà máy cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14.000 để thời gian tới Formosa giảm ô nhiễm.

Về phương án đền bù, Bộ trưởng cho biết sẽ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản.

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh