THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:00

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tập trung mọi nguồn lực cho Thường Xuân thoát nghèo

Tham dự Hội nghị có ĐBQH, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung cùng với ông Vũ Xuân Hùng, Thiếu tướng, Uỷ viên thường trực UBQP-AN của Quốc hội; bà Cầm Thị Mẫn ĐBQH chuyên trách.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị tiếp xúc với cử tri huyện Thường Xuân

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị tiếp xúc với cử tri huyện Thường Xuân

Dự buổi tiếp xúc có ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa Vũ Thị Hương; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo và cử tri huyện Thường Xuân.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, bà Cầm Thị Mẫn đã thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo dự kiến chương trình, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11. Kỳ họp này được tiến hành theo 2 đợt, gồm: Đợt 1, từ ngày 23/10 đến ngày 10/11; đợt 2 từ ngày 20 đến ngày 29/11. Tại Kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi)… Cho ý kiến 08 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ… Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

A5
A6
Các ĐBQH và cử tri tại hội nghị

Các ĐBQH và cử tri tại hội nghị

Đặc biệt, Quốc hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 (trong đó có xem xét tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024); xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ, gồm: kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Cử tri với những kiến nghị thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm

Tham gia ý kiến tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện Thường Xuân đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân của các vị ĐBQH khi đã kiến nghị, giải quyết nhiều vấn đề mà cử tri huyện Thường Xuân quan tâm. Với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, cử tri huyện Thường Xuân đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có chính sách giải quyết những vấn đề bức xúc cử tri và nhân dân quan tâm. Cử tri huyện Thường Xuân đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có ý kiến đề xuất với các bộ, ngành liên quan xem xét giảm thời gian đóng BHXH tự nguyện xuống còn 10 đến 15 năm đối với người tham gia BHXH tự nguyện ở khu vực nông thôn, miền núi; hộ dân có mức sống trung bình, hộ nghèo, hộ cận nghèo; có chính sách hỗ trợ mua BHYT cho người tham gia BHXH tự nguyện đóng đủ từ 5 năm trở lên. Nâng mức phụ cấp và các chế độ đãi ngộ cho cấp phó các đoàn thể xã, thị trấn. Đồng thời, quan tâm có chính sách hỗ trợ BHYT cho hội viên hội cựu quân nhân, người dân tộc thiểu số.

A111
A222
Đại diện cử tri huyện Thường Xuân trình bày kiến nghị tại hội nghị

Đại diện cử tri huyện Thường Xuân trình bày kiến nghị tại hội nghị

Cử tri huyện Thường Xuân cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có chính sách nâng mức hỗ trợ kinh phí khi di chuyển các phần mộ liệt sĩ đang ở nơi khác về địa phương; thực hiện việc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công, huân, huy chương bị hư hỏng, thất lạc; xem xét, giải quyết diện tích đất tranh chấp giữa thôn Vịn, xã Bát Mọt với xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An). Đồng thời, nhân dân huyện Thường Xuân cũng mong muốn Trung ương, tỉnh tiếp tục có chính sách rà soát lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của những xã, thôn hiện nay còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 40%, hộ cận nghèo trên 20% thì xem xét đưa trở về vùng đặc biệt khó khăn, nhằm có thêm nguồn lực phát triển. Tiếp tục quan tâm đầu tư làm đường giao thông đi qua 2 xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ và tuyến đường giao thông từ xã Xuân Lộc đi xã Luận Khê.

Tập trung mọi nguồn lực để đến năm 2025 Thường Xuân thoát khỏi huyện nghèo của cả nước

Tại buổi tiếp xúc, theo đánh giá của chính quyền địa phương, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Quốc hội khóa XV, của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa và của các cấp, ngành đã giải quyết cơ bản thấu tình, đạt lý các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri huyện Thường Xuân; qua đó, góp phần giữ vững và tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ, xứng đáng với niềm tin, lựa chọn của cử tri trên địa bàn huyện Thường Xuân.

A0
A3
A4
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao tặng tặng quà cho gia đình người có công, hộ nghèo huyện Thường Xuân.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao tặng tặng quà cho gia đình người có công, hộ nghèo huyện Thường Xuân.

Thay mặt các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trân trọng cảm ơn tình cảm, sự tin tưởng của cử tri huyện Thường Xuân đối với các ĐBQH đồng thời bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, việc thực thi chính sách an sinh xã hội của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân huyện Thường Xuân, cũng như việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện thời gian qua.

Bộ trưởng cũng trao đổi, làm rõ một số nội dung cử tri quan tâm, kiến nghị tới các bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa; thông tin đến cử tri về các vấn đề liên quan đến cải cách chính sách tiền lương. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân và tỉnh Thanh Hóa tập trung giải quyết dứt điểm, có hiệu quả những nội dung, vấn đề thuộc thẩm quyền mà cử tri kiến nghị, phản ánh tại hội nghị tiếp xúc. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cũng nghiêm túc tiếp thu các ý kiến vượt thẩm quyền của địa phương; Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến của cử tri huyện Thường Xuân để chuyển đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương xem xét, giải quyết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung  cùng các đại biểu, cử tri huyện Thường Xuân

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu, cử tri huyện Thường Xuân

Bộ trưởng đề nghị: “Với các ý kiến của cử tri huyện Thường Xuân, Văn phòng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tổng hợp, chuyển cho các cơ quan chức năng, kể cả các Bộ, ngành Trung ương xem xét, xử lý. Đối với những kiến nghị cử tri nêu ra thuộc thẩm quyền của tỉnh, huyện, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Thanh Hóa và huyện Thường Xuân phải cố gắng để xử lý dứt điểm. Những gì đã hứa với dân thì phải cố gắng làm cho được. Không chỉ nói mà không làm, lắng nghe xong bỏ đấy là không được”. 

Nhóm ý kiến của các cử tri về chính sách NCC, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Đã có quy định của Nghị định, chính sách Nhà nước rõ ràng, cần thực hiện nghiêm túc, đúng  Nghị định, đúng chính sách, theo đúng chế độ được hưởng, giải quyết có tình có lý, người thật việc thật, là gia đình chính sách thật là thương binh thật thì cương quyết phải giải quyết ngay, không để tình trạng kéo dài đơn thư của các gia đình chính sách. Đồng thời Bộ trưởng giao cho Sở LĐ-TB&XH Thanh Hoá cùng phối hợp với huyện Thường Xuân giải quyết dứt điểm các ý kiến cử tri quan tâm về chính sách NCC”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, phản ánh những vấn đề mà thực tiễn ở cơ sở đang đặt ra. Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp, phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết”.

Bộ trưởng nhấn mạnh thêm về những kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri huyện Thường Xuân: “Hiện nay, Thường Xuân đã “thay da đổi thịt” rất nhanh, đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tốt lên. Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện tiếp tục thúc đẩy, đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn để thu hút lực lượng lao động tại địa phương làm việc cho quê hương, làm giàu cho quê hương. Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi và phát triển, song huyện Thường Xuân vẫn đang còn là huyện nghèo của cả nước. Trước mắt, cần tập trung tìm hướng đi tốt hơn nữa, phát triển hơn nữa, đời sống người dân được ổn định, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn. Trong lúc này và thời gian tới, huyện Thường Xuân cần tập trung cho an sinh xã hội, GQVL, thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động địa phương. Thu hút đầu tư tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là cần quan tâm đến XKLĐ tăng nguồn ngoại tệ từ nguồn lao động này gửi về địa phương, làm giàu cho gia đình và quê hương. Cần tập trung mọi nguồn lực cho Thường Xuân để đến năm 2025 huyện Thường Xuân thoát khỏi huyện nghèo của cả nước”.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã trao tặng quà cho 50 hộ gia đình người có công và hộ nghèo trên địa bàn huyện Thường Xuân.

THU HƯƠNG - ANH TUẤN

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh