THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:59

Bình Phước: Thế hệ trẻ S’tieng giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc

 

Thế hệ trẻ phát triển văn hoá dân tộc 

Là đồng bào dân tộc thiểu số, người S’tieng với vốn văn hoá, bản sắc riêng đã, đang không ngừng được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ. Tinh thần này được truyền bá, tuyên truyền rộng rãi để những thế hệ trẻ đồng bào S’tieng nhận thức sâu sắc về ý thức trách nhiệm và tầm quan trọng của việc bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc mình.

Cuộc sống của người S’tieng ở Bình Phước thường gắn liền với núi rừng, những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào cũng được hình thành với những vật dụng, món ăn, lễ hội, công trình kiến trúc mang đậm chất núi rừng, góp phần đa dạng và hội nhập văn hoá trong thời đại mới.

Với người S’tieng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người, văn hoá cồng chiêng cũng tạo nên nét đặc trưng riêng có của người dân. Những tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người S’tieng.

Với người S’tieng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống.

Với người S’tieng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống.

Để nét văn hoá đặc trưng này không bị mai một theo thời gian, thế hệ trẻ S’tieng được cha ông đi trước truyền dạy về ý nghĩa, hướng dẫn cách thức sử dụng, di chuyển khi đánh chiêng. Đây là hoạt động được diễn ra thường xuyên nhằm giúp người trẻ hiểu thêm về truyền thống của dân tộc, tạo sân chơi lành mạnh, qua đó góp phần giữ gìn, phát huy văn hoá đặc trưng của người dân tộc thiểu số S’tieng.

Vào những dịp lễ hội quan trọng của người S’tieng, hình ảnh những thanh niên trẻ đang thể hiện mình với tiếng cồng chiêng rộn rã mang nhiều ý nghĩa cho thấy sức trẻ, tinh thần trách nhiệm, những con người trẻ S’tieng đã, đang thực hiện sứ mệnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Cồng chiêng, chiếc gùi, kèn sừng trâu, khung dệt hay những món ăn đậm chất núi rừng, những lễ hội mang đậm dấu ấn, những giá trị đời sống tinh thần phong phú tạo nên bức tranh hoàn hảo và khác biệt của người đồng bào S’tieng trên bản đồ 54 dân tộc Việt Nam.

Sự vào cuộc kịp thời của chính quyền địa phương

Theo thời gian, do tác động của nhiều yếu tố khách quan, nhiều lễ hội cũng như nét văn hoá độc đáo của đồng bào S’tieng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Chính quyền địa phương của tỉnh Bình Phước đã quan tâm tạo điều kiện tối đa, những lớp bồi dưỡng đào tạo kỹ thuật đánh, chỉnh chiêng, cách thức sử dụng, phối hợp kèn sừng trâu và cồng chiêng cũng như các dụng cụ truyền thống của người S’tieng cho các thế hệ trẻ.

Trong những dịp diễn ra lễ hội, sự kiện văn hoá lớn của tỉnh, cuộc thi đánh cồng chiêng cũng được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho những thế hệ trẻ S’tieng học hỏi, chung tay phát huy văn hoá dân tộc. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những đôi nam nữ S’tieng trong trang phục truyền thống của dân tộc cất cao lời ca, tiếng hát, những điệu nhảy quen thuộc đặc trưng, những tiếng cồng chiêng  mang đậm sức trẻ. Những người trẻ đã cùng hoà nhập để quảng bá nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại Liên hoan văn hoá, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước diễn ra hằng năm.

Thế hệ trẻ S’tiêng luôn tự hào về kho tàng văn hoá phong phú, mang đậm bản sắc riêng mà thế hệ trước đã để lại.

Thế hệ trẻ S’tiêng luôn tự hào về kho tàng văn hoá phong phú, mang đậm bản sắc riêng mà thế hệ trước đã để lại.

Những thế hệ trẻ đồng bào S’tieng đang từng bước hoà nhập, kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ buôn làng, đồng bào S’tieng nói chung và các thế hệ trẻ nói chung đang dần khẳng định bản sắc văn hoá qua những sự kiện lớn trên phạm vi cấp tỉnh.

Đây không chỉ là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh dân tộc mà còn là dịp để thế hệ trẻ thêm tự hào về văn hoá, thể hiện tinh thần tự tôn và trách nhiệm bảo tồn, phát huy sức mạnh của văn hoá dân tộc. Đồng thời, đây chính là việc làm cần thiết nhằm giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc, tiến tới hội nhập văn hoá trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng.

Đặc biệt, mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tieng tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp. Đây là hoạt động nhằm phát huy, gìn giữ giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số S’tieng, đồng thời lưu truyền đến các thế hệ trẻ để không bị lãng quên. Bộ cồng chiêng gồm 5 chiếc, được đúc bằng đồng.

Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tieng tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng.

Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tieng tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng.

Tại buổi trao tặng cồng chiêng, Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp cũng đã ra mắt đội cồng chiêng thôn Thiện Cư, gồm 10 thành viên (5 nam và 5 nữ) đều là người dân tộc thiểu số tại thôn. Với mục đích phục vụ các hoạt động phong trào của thôn, xã, các dịp lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện cũng như cấp tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các thể hệ trẻ có thêm sân chơi sinh hoạt, hiểu thêm giá trị truyền thống của dân tộc, qua đó phát huy, gìn giữ bản sắc dân tộc mà ông cha đã để lại.

Ông Điểu Cần, Trưởng Thôn Thiện Cư cho biết: Được sự quan tâm của lãnh đạo, sự hỗ trợ của nhà tài trợ, bà con trong thôn mừng lắm. Bộ cồng chiêng sẽ giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong việc truyền dạy, gìn giữ giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc S’tieng ở đây.

"Để văn hóa cồng chiêng không bị mai một, các ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa những lớp, khóa đào tạo bài bản về nhạc cụ này cho lớp trẻ", ông Cần bày tỏ mong muốn.

Không chỉ cải thiện về đời sống kinh tế, người S’tieng còn tìm mọi cách để kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Không chỉ cải thiện về đời sống kinh tế, người S’tieng còn tìm mọi cách để kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Đồng thời, ông cũng hi vọng, chính quyền tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về chủ trương và hỗ trợ kinh phí, tăng cường hoạt động kết nối để bà con được tham gia biểu diễn, mang đến cơ hội giao lưu, học hỏi cho người trẻ kế cận.

Đi qua những khó khăn, người dân tộc S’tieng ở Bình Phước ngày một phát triển để hòa nhập với xu thế của xã hội. Không chỉ cải thiện về đời sống kinh tế, người S’tieng còn tìm mọi cách để kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Những bạn nam nữ trẻ tuổi người S’tieng với trang phục truyền thống, cất cao lời ca tiếng hát, điệu nhảy quen thuộc, cùng hòa với du khách để quảng bá rộng rãi những nét đặc trưng và hơn nữa muốn tái hiện cuộc sống thường nhật của người đồng bào S’tieng. Những già làng, với thân hình rắn chắc tấu những điệu cồng chiêng… Tất cả hòa quyện với nhau, tạo nên một khung cảnh vừa gần gũi, bình dị vừa tạo nên một bản sắc văn hóa riêng.

XT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh