CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:03

Bình Phước: Giảm nghèo nhanh và bền vững

Cuối năm 2015, phấn đấu chỉ còn 2,5% hộ nghèo

Trong những qua công tác an sinh xã hội của tỉnh góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành LĐ-TB&XH nói riêng mà còn đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội.

Nhờ vậy công tác ngành của tỉnh cơ bản đạt được những chỉ tiêu đề ra như: Giải quyết việc làm cho 38.710 lao động, đạt 124,07% kế hoạch, tăng 3,27% so với năm 2013.

Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị <3,5% và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 38%.;đào tạo nghề cho 6.520 lao động , đạt 100,3% kế hoạch năm.

Theo ông Võ Văn Mãng, Giám đốc  Sở LĐ-TB&XH Bình Phước cho biết: Qua  điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2014, toàn tỉnh còn 8.601 hộ nghèo, chiếm 3,59% tổng số hộ dân (theo kế hoạch thì cuối năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%) và còn 6.756 hộ cận nghèo, chiếm 2,81% tổng số hộ dân.

Mô hình nuôi lợn giảm nghèo của người dân.

Đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Chương trình MTQG giảm nghèo như: Chi trả tiền điện cho 10.624 lượt hộ nghèo với tổng số tiền là 3.824,64 triệu đồng; mua và cấp phát thẻ BHYT cho 52.601 người nghèo và người thoát nghèo từ dưới 02 năm với số tiền là 32.067 triệu đồng và cho 111.088 người dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã thuộc vùng khó khăn, với số tiền là 65.872 triệu đồng; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 27.225 học sinh, sinh viên, với tổng số tiền 19.837 triệu đồng...

Ngoài ra, tổ chức trao tặng 100 ti vi cho hộ nghèo các huyện, thị xã từ nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tỉnh Bình Phước và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 tổ chức thăm, tặng 41.570 phần quà và 101,265 tấn gạo cho hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác.Tiếp bước sang năm 2015, với chỉ tiêu đề ra của tình là  giải quyết việc làm cho 32.200 lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 3,5% và tiếp tục duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mức trên 90%. 

Đào tạo nghề cho 7.000 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%. Giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo.

Duy trì 100% xã, phường, thị trấn được công nhận “Xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công”. 65% xã, phường, thị trấn được công nhận phù hợp với trẻ em; trên 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên để có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

 Tìm giải pháp cho từng lĩnh vực

Ông Võ Văn Mãng nhấn mạnh: Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác ngành của tỉnh còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Để thực hiện đạt những chỉ tiêu đề ra cho năm 2015, ngành LĐ-TB&XH vạch cho mình những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực như:

Giảm thiểu tối đa việc thiếu việc làm và thất nghiệp trên địa bàn tỉnh; cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

Lớp dạy nghề khai thác mủ cao su.

Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề.

Đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề, bổ sung và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, ban hành chương trình – giáo trình phù hợp với thực tiễn sản xuất, nâng cấp sửa chữa nhà xưởng cho các cơ sở dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Chung tay chăm sóc nhà bia, nghĩa trang liệt sỹ, đài tượng niệm liệt sỹ tại các xã, phường, thị trấn” nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công và tỏ lòng tri ân đối với các liệt sỹ. Phát huy tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Tập trung nguồn lực, xã hội hóa về chương trình giảm nghèo và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các vùng, nhóm dân cư. 

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số: Hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ tiền điện,vv... đồng thời tuyên truyền các chính sách giảm nghèo theo hướng hiệu quả, người nghèo tiếp cận thuận tiện, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, hạn chế tính ỷ lại.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào các biện pháp nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm ăn, hỗ trợ pháp lý. Hướng dẫn các hộ nghèo xây dựng kế hoạch để thoát nghèo trên cơ sở hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước đồng thời có giải pháp cụ thể đối với những hộ khó khăn nhất để có thể thoát nghèo bền vững. 

Ngọc Tánh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh