CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:46

Bình Dương: Tăng cường năng lực nhằm đảm bảo chất lượng dạy nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có 64 cơ sở dạy nghề gồm: 5 Trường cao đẳng nghề, 1 Trường đại học tư thục dạy trình độ cao đẳng nghề, 8 Trường trung cấp nghề, 1 Trường trung cấp chuyên nghiệp dạy trình độ trung cấp nghề, 12 Trung tâm dạy nghề và 38 cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề. Hoạt động  dạy nghề luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bộ LĐ-TB&XH, và UBND tỉnh.

Năm 2014, tỉnh có  27.480 học sinh, sinh viên tốt nghiệp và hầu hết có việc làm khi ra trường. Số lao động nông thôn được dạy nghề đạt gần 2 ngàn lao động với các nghề phù hợp nhằm tạo ra việc làm nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Sở LĐ-TB&XH cũng đã trình tỉnh phê duyệt “Thay đổi bổ xung ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn và giải thích, xác định đối tượng “lao động nông thôn khác” trong Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Học sinh trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore trong giờ thực hành.

Năm 2015, cùng với việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng tuyển sinh, Bình Dương phấn đấu  tuyển sinh:  33.531 học viên, trong đó: Cao đẳng nghề: 1630 sinh viên; trung cấp nghề: 3117 học viên; còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng; để góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2015 đạt 70%, qua đào tạo nghề đạt 50%.

Do nhu cầu nguồn lao động chuyên môn kỹ thuật trong các doanh nghiệp để tham gia sản xuất chiếm khá cao, cùng với quy mô phát triển công nghiệp - dịch vụ ngày càng lớn, hoạt động dạy nghề của tỉnh phải tích cực thực hiện giải pháp đào tạo nguồn lao động kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Để thực hiện được nhiệm vụ này Bình Dương tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề như giảng đường, xưởng thực tập, thư viện, xưởng thí nghiệm...

Mục đích là giúp học viên vừa có đủ cơ sở học tập, thực hành vừa tiếp cận được máy móc, công nghệ hiện đại để học đi đôi với hành, học nghề xong có thể làm việc được ngay. Cùng với đó, Phòng Dạy nghề của sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các trường dạy nghề tập trung tư vấn, tuyển sinh kết hợp công tác phân luồng học sinh vào học nghề cho những nghề thuộc các nhóm nghề công nghiệp - dịch vụ.

Học sinh trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore trong giờ thực hành.

Học sinh trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore trong giờ thực hành.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát triển các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch tại Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch dạy nghề giai đoạn 2009 – 2020. Tập trung triển khai đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh  đến năm 2020” nhằm tạo ra nguồn lao động có tay nghề phục vụ cho các doanh nghiệp tại địa phương được phê duyệt tại Quyết định 2417/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh.

Trong đó phối hợp lồng ghép chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 và triển khai Quyết định 2048/QĐ - UBND ngày 30/7/2012 của UBND tỉnh về việc Ban hành Đề án đảm bảo nguồn lao động có tay nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 -2015.

Thời gian tới, Bình Dương tiếp tục tăng cường năng lực đào tạo nghề cho những nghề thuộc hai nhóm nghề cơ khí và điện - điện tử, ưu tiên bồi dưỡng kỹ năng thực hành, nghệ thuật sư phạm cho giáo viên.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin về dạy nghề, tổ chức tuyên truyền về hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông thôn để phấn đấu năm 2015 tuyển sinh, đào tạo nghề cho 2500 lao động nông thôn. Ngành LĐ-TB&XH sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn tại các Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện.

Tổ chức đoàn thanh kiểm tra tình hình hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015. Năm nay cũng là năm mà ngành sẽ tổng kết 5 năm về dạy nghề cho lao động nông thôn 2010-2015 nhằm tạo ra bước chuyển biến mới.

Ngọc Tánh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh