CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:40

Bình Dương: Xã hội hóa trong đào tạo nghề

 

Kết nối cung – cầu lao động sau học nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có 72 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 8 trường cao đẳng, cao đẳng nghề, 13 trường trung cấp, trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 41 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Hàng năm, các cơ sở đã cung ứng cho thị trường lao động từ 25.000 đến 30.000 lao động có tay nghề.

Theo ông Lê Minh Quốc Cường – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương:  Năm 2018, Bình Dương tuyển sinh khoảng 35.000 học viên (trong đó, cao đẳng: 2.000 sinh viên; trung cấp: 3.000 học sinh; sơ cấp và dưới 3 tháng: 30.000 học viên). Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn với số lượng 1.547 học viên (phi nông nghiệp: 970 người, nhóm nghề nông nghiệp: 577 người); phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng xã hội hóa, nâng tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 80 cơ sở.

Hiện toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp (KCN), tổng số lao động của tỉnh là 1.016.723 người. Phần lớn người lao động trong các KCN của tỉnh có trình độ văn hóa là THPT và THCS (chiếm trên 85%). Mặc dù vậy, so với mặt bằng dân trí chung thì trình độ học vấn của công nhân, lao động trong các KCN còn thấp.

Ông Cường cho biết, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng nhất định đến năng suất và chất lượng lao động của doanh nghiệp. Trong các nhóm doanh nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm cao nhất, nhóm doanh nghiệp tư nhân có số lượng thợ bậc 01 - 03 cao nhất, riêng nhóm doanh nghiệp nhà nước có số người tốt nghiệp đại học cao nhất. Về trình độ chuyên môn tay nghề,

Theo thống kê, toàn tỉnh có 954 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu là 42.033 người, trong đó: LĐPT là: 29.843 lao động (chiếm 71%), lao động có tay nghề là: 12.190 lao động (chiếm 29%); tập trung ở các ngành, nghề: may mặc – giày da, đồ gỗ, điện tử, nhựa, sản xuất giày dép xuất khẩu, công nghệ thông tin (sửa chữa, lắp ráp, thiết kế đồ hoạ, thông tin truyền thông), dịch vụ thông tin tư vấn – chăm sóc khách hàng… Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn này phần lớn đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và một phần dự phòng để bổ sung lượng lao động nghỉ việc. Để quản lý lao động, hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng lao động, người lao động tìm kiếm việc làm được tốt.  

 

Các trường kết nối cung - cầu lao động với các doanh nghiệp


Nhằm đảm bảo đầu ra cho học viên, tỉnh thực hiện kết nối cung - cầu lao động: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ (02 lần/tháng) làm cầu nối giữa người lao động tìm việc và doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Tiếp tục thực hiện sàn giao dịch việc làm trực tuyến để người lao động và doanh nghiệp nắm bắt thông tin về tuyển dụng và thông tin ứng viên dự tuyển. Đồng thời, tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các trường đại học, cao đẳng nhằm đưa doanh nghiệp đến gặp gỡ trực tiếp, hỗ trợ học sinh - sinh viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm thích hợp với khả năng, điều kiện của bản thân.

Đối với lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để người lao động bị mất việc làm nhanh chóng tìm kiếm được việc làm mới.

Hợp tác với doanh nghiệp đào tạo nghề

Nhằm tìm những kinh nghiệm hay về đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đã được áp dụng thành công ở một số trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Sở đã tổ chức Hội thảo Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại Trường cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam bộ. Hội thảo là diễn đàn trao đổi và phổ biến những kinh nghiệm quản lý và tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu xã hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thi đua học tập và vận dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh - sinh viên,… Hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng đào tạo và giải quyết việc làm hiện nay ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Từ đó, xác định tính cấp thiết cần phải đổi mới cách thức tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Nhìn chung, hiện nay hầu hết các trường đều có phòng Đối ngoại - Quan hệ Doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách với nhiệm vụ gắn kết với doanh nghiệp để làm cầu nối đáp ứng các nhu cầu sử dụng đào tạo của doanh nghiệp và người học nghề.

 

Sinh viên thực hành nghề


Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo nghề gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, như đưa học sinh đến thực tập tại doanh nghiệp, làm quen với môi trường sản xuất, kinh doanh; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thông qua ký kết hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp; tìm học bổng cho học sinh - sinh viên tại trường,…

Thời gian vừa qua, các cơ sở GDNN đã có nhiều nội dung, hình thức phối hợp, gắn kết với các doanh nghiệp trong đào tạo như: hỗ trợ học bổng của doanh nghiệp cho học sinh sinh viên học nghề; hợp đồng đào tạo cho lao động của doanh nghiệp; hợp tác đưa sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp; tổ chức cho học sinh sinh viên, giáo viên dạy nghề tham quan tìm hiểu về doanh nghiệp; hợp tác xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo; tham gia xây dựng chương trình đào tạo; cung cấp thông tin tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, thông tin phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp; doanh nghiệp đã hỗ trợ thiết bị thực hành nghề cho cơ sở GDNN; bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp… Ngoài ra còn thực hiện các có cam kết về việc làm với thu nhập tốt cho người học, cam kết hoàn trả học phí cho người học nếu không có việc làm sau khi tốt nghiệp.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh