CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:11

Bình Dương sáng tạo nhiều mô hình giảm nghèo

Sáng tạo mô hình giảm nghèo

Năm 2022, mặc dù tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Bình Dương. Vượt qua khó khăn, Bình Dương là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về đóng góp ngân sách cho Trung ương, các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm thực hiện tốt; Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện. Các chế độ, chính sách cho người có công, các đối tượng xã hội, người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có cha (mẹ) mất vì Covid-19, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn,…được triển khai thực hiện chu đáo, kịp thời, nhất là vào các dịp lễ, tết trong năm.

Theo báo cáo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, đến cuối năm 2022, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 5.971 hộ trên tổng số 387.342 hộ nhân dân của tỉnh, chiếm tỷ lệ 1,54% và tổng số hộ cận nghèo là 1.827 hộ trên tổng số 387.342 hộ nhân dân của tỉnh, chiếm tỷ lệ 0,47 %.

Tại Bình Dương ngoài các mô hình giảm nghèo trước đây, hiện có một cách làm đầy tính sáng tạo ở cấp phường được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi.

Tại Bình Dương ngoài các mô hình giảm nghèo trước đây, hiện có một cách làm đầy tính sáng tạo ở cấp phường được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi.

Tại Bình Dương ngoài các mô hình giảm nghèo trước đây, hiện có một cách làm đầy tính sáng tạo ở cấp phường được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi. Cụ thể, tại phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) đã sáng kiến mô hình “Hồ sơ nhân ái”, đây được xem là cách làm mới, mang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ dân khó khăn trên địa bàn.

 

Công tác nhân đạo không chỉ là nhiệm vụ của từng đơn vị, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; Tỉnh ủy; UBND tỉnh Bình Dương cùng các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Chương trình đã vận động được các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực trị giá gần 40 tỷ đồng; trao quà Tết Nhân ái cho 1.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 1,5 tỷ đồng, vận động trên 600 người tham gia hiến máu tình nguyện.

Chỉ tính từ năm 2021 đến năm 2023, phong trào “Tết Nhân ái” đã tổ chức vận động và trao tặng được gần 200.000 suất quà Tết, với tổng trị giá trên 101 tỷ đồng. Ngoài việc vận động, kết nối nguồn lực cho các hoạt động trên địa bàn tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh còn vận động, kết nối nguồn lực để tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà Tết cho người nghèo tại các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận (trao tặng  trên 2.000 suất quà tết, trị giá trên 1 tỷ đồng) và các hoạt động cứu trợ đồng bào miền Trung, miền Tây bị bão lũ, xâm nhập mặn, xây tặng nhà Chữ thập đỏ,... với trị giá hàng chục tỷ đồng.

Phiên chợ 0 đồng, mô hình hay đang hỗ trợ lao động khó khăn ở Bình Dương.

Phiên chợ 0 đồng, mô hình hay đang hỗ trợ lao động khó khăn ở Bình Dương.

Đồng thời, ban vận động “Ngày vì người nghèo tỉnh Bình Dương” phối hợp với  ngành Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh khảo sát và xây dựng, sửa chữa 239 căn nhà đại đoàn kết từ quỹ vì người nghèo và các chương trình An sinh Xã hội với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng.

 Tạo điều kiện cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận tốt các dịch vụ hỗ trợ

Ông Trịnh Tấn Tài, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết, Bình Dương phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo Trung ương và địa phương còn dưới 1,2%. Và  100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động và có nhu cầu, được vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. 100% học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được vay vốn ưu đãi của nhà nước theo quy định để học văn hóa và học nghề. Trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% người thuộc hộ nghèo khi có nhu cầu. Từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho người thuộc hộ nghèo .Tiếp tục vận động, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khó khăn về nhà ở.

Trên cơ sở đó, Bình Dương tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều với các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện giảm nghèo bền vững như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập bằng cách xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Ông Trịnh Tấn Tài – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trịnh Tấn Tài – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Hướng dẫn hộ nghèo về quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, quy trình phòng trừ dịch hại để họ biết xây dựng kế hoạch và bố trí sản xuất hợp lý trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Triển khai nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả hiện có trên địa bàn cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo và thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, trợ cấp thường xuyên cho người nghèo.

Ngoài việc tiếp tục áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người nghèo, tỉnh sẽ chú trọng các giải pháp hướng đến việc nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Do đó, các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, có chiều sâu các chính sách giảm nghèo gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng đô thị văn minh. Thông qua các chương trình này, đời sống vật chất, tinh thần của người dân sẽ được nâng lên, theo đó, người nghèo sẽ được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản tại cộng đồng.

Tiếp tục thực hiện hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương 100% và căn cứ vào nguồn kết dư quỹ bảo hiểm y tế hàng năm để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư nghiệp.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non theo quy định của nhà nước. Đồng thời tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận, thời hạn và phương thức trả gốc vốn vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích xây dựng và mở rộng “quỹ khuyến học”, “quỹ bảo trợ trẻ em”;

Và vận động các nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cho địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao và hỗ trợ sách giáo khoa, học phẩm cho học sinh các cấp học phổ thông là con hộ nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

 Tiếp tục hình thức dạy nghề cho người nghèo và lao động nông thôn bằng hình thức dạy nghề “dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng”. Với mô hình học nghề này, người nghèo được tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng, điều kiện hoàn cảnh của mình gắn với vận động hỗ trợ của chủ cơ sở dạy nghề - tạo việc làm và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương.

Đối với những hộ khó khăn về nhà ở, Bình Dương triển khai rà soát, thống kê lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác vận động ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo” để xây dựng Đại đoàn kết cho người nghèo. Phối hợp với NHCSXH tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn vay sữa chữa, xây dựng mới nhà ở và mua nhà ở xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh