THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:02

Một bệnh nhân được “giải phóng” khối u khổng lồ 4,2 kg

 

 Từ năm 16 tuổi bà Lê Thị Thắng (sinh năm 1954) đã có khối u ở vùng cổ và khối u này phát triển lớn dần kéo dài đến giữa lưng. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bệnh nhân không có điều kiện đi chữa bệnh. Đến nay khối u kéo dài đến vùng cùng cụt.

Sau khi làm các xét nghiệm đánh giá sức khoẻ và các yếu tố của khối u như mạch máu cấp máu cho khối u, vận tốc máu trong khối u... và hội chẩn với Ban Giám đốc, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Ngoại Tim mạch quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân.

 

Chụp phim dựng hình mạch máu nuôi u

Ca mổ do Thạc sĩ Lê Xuân Long, Trưởng khoa ngoại thần kinh cùng 3 bác sĩ (ngoại thần kinh, ngoại mạch máu và  gây mê hồi sức) cùng kíp phẫu thuật thực hiện.  

Bệnh nhân được mổ ngày 27/11 với gây mê nội khí quản nằm sấp. Sử dụng 02 đơn vị hồng cầu khối. Trong quá trình mổ khi tiến hành kẹp bó mạch chủ yếu của khối u có sự sụt giảm huyết áp nhưng do có sự chuẩn bị tốt nên nhanh chóng được điều chỉnh ổn định. Cuộc mổ thành công sau 3 giờ 30 phút. Sau 4 ngày mổ, bệnh nhân đã khỏe mạnh, tỉnh táo và có thể tự đi lại sinh hoạt được.

 

Khối u của bệnh nhân trước khi mổ

Theo Thạc sĩ Lê Xuân Long, đây là khối u lành do di truyền hoặc đột biến gen. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000. Đa số những trường hợp này thường chỉ có khối u nặng 3 đến 400 gram là lớn nhất. Đây cũng là trường hợp đầu tiên bác sĩ Long cũng như ê kíp mổ của BNTV thực hiện phẫu thuật một khối u lớn như thế này. Vì thế, các bác sĩ trong khoa đã phải làm rất kỹ các xét nghiệm, siêu âm, chụp phim. Dù chỉ là ca phẫu thuật khối u như mọi ca phẫu thuật khác nhưng nguy hiểm hơn ở chỗ khối u chứa nhiều mạch máu lại là mạch máu to, lượng máu trong khối u cũng khá nhiều, việc cầm máu khó khăn rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Kíp phẫu thuật

“Tuy nhiên chúng tôi xác định đối với trường hợp này, tỉ lệ thành công là khá cao nên quyết tâm giải phóng cho bệnh nhân. Lợi thế của BNTN là có đầy đủ các chuyên khoa sâu nên nên hoàn toàn có thể hỗ trợ nếu có biến cố xảy ra trong quá trình mổ. Trước khi phẫu thuật, các bác sũ trong khoa cũng phải làm công tác tư tưởng giúp bệnh nhân yên tâm, tin tưởng để có đủ sức khỏe vì trước đó bệnh nhân mất ngủ và tỏ ra lo lắng nhiều. Chúng tôi rất vui vì đã giúp bệnh nhân có cuộc sống bình thường trở lại”. Thạc sĩ Thắng cho biết.

 

Khối u đã được cắt ra nặng 4,2 kg

Cười tươi với cái đầu đã nhẹ tênh, bệnh nhân Thắng cho biết, bà đã mang khối u này trên 35 năm. Lúc đầu chỉ là khối u nhỏ, sau cứ lớn dần lên. Bà Thắng quê ở Thanh Hóa, từng là Thanh niên xung phong ở Quảng Trị, do đời sống khó khăn nên đến khi khối u bắt đầu nặng nề bà đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa yêu cầu được phẫu thuật nhưng bị từ chối. Cách đây khoảng 7,8 năm, gia đình đưa bà vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám nhưng cũng không được phẫu thuật. Mấy chục năm sống chung với khối u, cuộc sống của bà rất khó khăn.

 

Bà Thắng khỏe mạnh, tươi cười sau ngày phẫu thuật

 “Lúc ngủ tôi phải vắt nó ra phía trước, sinh hoạt cũng không được bình thường. Vác nó trên người nhiều năm khiến tôi thay tính đổi nết, con cái nói gì cũng khó chịu, muốn cáu gắt. Khi được các bác sĩ BNTN bảo có thể mổ tôi không tin là có thể bỏ đi được. Hôm nay thấy nhẹ tênh, tôi sung sướng quá. Cảm ơn các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất nhiều lắm”. Bà Thắng vui mừng kể lại.

Dzung Lê/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh