THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:37

Bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành

Theo Bộ Y tế, trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh SXH và tay chân miệng (TCM) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, đặc biệt đang hoành hành tại một số tỉnh, thành phố như: TP HCM, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Định, Tây Ninh, Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh, cho biết, đỉnh cao của dịch bệnh SXH là cuối năm 2014, đến đầu năm 2015 số ca mắc SXH vẫn cao với khoảng 150 ca/tuần, ngang bằng so với cùng kỳ 2014. “Giống như bệnh tay chân miệng, SXH cũng chưa có vaccine phòng ngừa.

Do các yếu tố nguy cơ nhiều và bệnh SXH sẽ phát triển theo chu kỳ nên ngành y tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tích cực phòng, chống bệnh và cố gắng làm giảm số ca mắc, tử vong!

Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã tăng cường nhân viên cùng các phương tiện hỗ trợ xịt muỗi và diệt loăng quăng trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây bệnh trên địa bàn, tập trung nhiều cho 8  quận, huyện: Bình Tân, Bình Chánh, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn và quận 8- là những địa bàn có số ca mắc chiếm 50% toàn thành phố.

Bệnh nhân Dương Nguyễn Phương Vy đang được bà ngoại chăm sóc tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh nhân Dương Nguyễn Phương Vy đang được bà ngoại chăm sóc tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. 

Tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bậc phụ huynh rất lo lắng cho tình hình bệnh của con mình. Một trong số bệnh nhi đang điều trị tại đây là cháu Dương Nguyễn Phương Vy học lớp 2, trường tiểu học Long Thạnh Mỹ  (quận 9, TP. Hồ Chí Minh). Chăm cháu ngoại trong bệnh viện, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, cho biết: “Cháu Vy liên tục sốt cao, đi khám bác sĩ thì họ nói cháu bị viêm họng, uống thuốc 2 ngày sẽ hết. Đến ngày thứ 3, gia đình thấy cháu không hết bệnh nên đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2.

Qua hai ngày điều trị tại bệnh viện, cháu đã 3 lần được thử máu, bác sĩ kết luận bị SXH. Bệnh nhi khác là bé Dương Trí Đức, 2 tuổi rưỡi, nhà ở quận Thủ Đức. Ba cháu bé, anh Dương Trí Diệu, kể rằng, bé Đức bị sốt đã 4 ngày, đi khám bác sĩ ở Thủ Đức cũng nói bị viêm họng, khi nhập viện thì được chẩn đoán SXH.

Theo lời bác sĩ Đăng Nhật, khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 2, SXH là bệnh nhiễm trùng cấp do virus Dengue gây ra qua trung gian muỗi vằn. Hiện chưa có thuốc ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh có thể gây tử vong. Kể cả khi được chăm sóc tại bệnh viện, các phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của SXH là bệnh nhi mệt lừ đừ, bứt rứt, quấy khóc bất thường, tay chân lạnh, rịn mồ hôi, đau bụng và ói nhiều, xuất huyết (chảy máu mũi, nướu răng, ói ra máu, tiểu ra máu).

Nếu thấy những biểu hiện như đã nêu thì phải báo ngay cho bác sĩ và điều dưỡng tại phòng trực để kịp thời can thiệp, cấp cứu.

Theo TS, BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, SXH hay bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.

Cụ thể: Có thể nhầm với viêm họng vì cũng có các triệu chứng đau họng, ho, họng đỏ; nhầm với bệnh cúm vì người mắc bệnh thấy nhức mỏi và đau cơ; hoặc nhầm với sốt phát ban vì người nổi những nốt đỏ...

Do đó, khi người bệnh có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang gia tăng. 

Vũ Đình

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh