Xử lý đúng khi trẻ bị sốt
- Sức khỏe
- 13:44 - 13/03/2015
- Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá để chườm cho trẻ vì rất dễ gây sốc, nguy hiểm.
Chườm nước ấm để hạ sốt, tuyệt đối không chườm nước lạnh hoặc nước đá
- Khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì bắt đầu dùng thuốc hạ sốt. Bé bị trớ thì thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không được dùng miếng dán hạ sốt. Không nên dùng quá 1.000 mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).
- Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu... nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này.
- Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.