THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:22

Bàn giải pháp phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt

Hội thảo do Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) và Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ, CHLB Đức) phối hợp tổ chức. Đây là Hội thảo được tổ chức kế 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc, khẳng định phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề - tạo việc làm là xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc Hội thảo

Tuy nhiên, vấn đề này hiện chưa được nghiên cứu thấu đáo, còn ý kiến khác nhau, vì vậy rất cần sự tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà giáo, doanh nghiệp, người lao động...

Trong tham luận của mình, PGS.TS. Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - Quốc hội nhận định: Giáo dục mở không những tạo điều kiện tiếp cận giáo dục mọi người mà còn tạo điều kiện cho con người được chủ động lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với nhu cầu của mình, được tham gia vào quá trình giáo dục, có trách nhiệm với việc học của mình, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy được dân chủ trong giáo dục.

Giáo dục mở thực hiện mọi nhu cầu học tập đa dạng của người dân, học lấy bằng, chứng chỉ hoặc học không cần bằng cấp chứng chỉ, không cần đầu vào với quy mô lớn. Giáo dục từ xa (trực tuyến) đáp ứng được quy mô của người học và ở các địa điểm khác nhau, chương trình khác nhau.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp và người học cần đạt được các mục tiêu: Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, hiệu quả và năng lực của hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành; bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhu cầu học nghề của mọi người lao động; trong đó một bộ phận nhân lực chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần có các giải pháp: Rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định về giáo dục nghề nghiệp; Xóa bỏ những quy định gây cản trở việc triển khai hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt. Mở rộng việc thực hiện giám sát, kiểm tra và hậu kiểm; Hình thành hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự phân tầng có trường chất lượng cao, đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp có công nghệ tiến tiến; đồng thời có những trường có những nghề phổ biên, đào tạo nhân lực có tính đại trà cho các doanh nghiệp trong cả nước. Khuyến khích hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo tại doanh nghiệp;  

Nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng các yếu tố đảm bảo, như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư đồng bộ thiết bị đào tạo hướng tới phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; đổi mới chương trình đào tạo theo hướng linh hoạt, gắn với định hướng sử dụng kỹ năng lao động của doanh nghiệp; đổi mới phương thức đào tạo theo hướng đào tạo theo tích lũy mô đun, tín chỉ, nhằm đáp ứng nhu cầu học suốt đời của người lao động;

Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động ở các cấp để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực;

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động. Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Quang cảnh hội thảo

Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội trợ việc làm nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên tìm việc sau tốt nghiệp. Hình thành và tăng cường chất lượng hoạt động của các trung tâm quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để làm tốt vai trò cầu nối giữa đào tạo và sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ứng dụng sâu, rộng công nghệ thông tin đào tạo nghề nghiệp và trong quản lý giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Hội thảo cũng đã nghe các tham luận của GS.TS Đào Trọng Thi – Nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ Quốc hội trình đã trình bày tham luận: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông. Tham luận về Xây dựng GDNN mở trước các thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Rào cản và giải pháp của TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến – Nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động – Thực trạng và giải pháp của TS. Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục việc làm…

Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, đánh giá: Kết quả và khuyến nghị của hội thảo sẽ cung cấp những thông tin đầu vào để tham khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, về lao động và việc làm; xây dựng kế hoạch hành động và đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và việc làm bên vững tại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giới thiệu việc làm, mở ra nhiều cơ hội cho người lao động.

VH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh