THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:35

"Bác sĩ Khoa" và bài học về chia sẻ thông tin

Câu chuyện về "bác sĩ Khoa" quyết định rút ống thở, cắt đứt sự sống của mẹ mình được điều trị Covid-19 tại nơi "bác sĩ Khoa" đang làm việc, để chuyển sang cho một sản phụ tưởng như đề cao tính nhân văn của người thầy thuốc giữa bối cảnh dịch bệnh ngặt nghèo đã thực sự trở thành một scandal truyền thông tồi tệ. Điều đáng nói là câu chuyện lại được truyền đi từ một số người có tiếng tăm trong lĩnh vực báo chí, với đầy đủ những tình tiết "xác thực" cùng những lời bình rất "có nghề", đã làm chấn động dư luận dù chỉ trong thời gian rất ngắn trước khi sự thật được phơi bày.

"Bác sĩ Khoa" và bài học về chia sẻ thông tin - Ảnh 1.

Từ đầu đợt dịch bùng phát lần thứ tư đến giờ, khá nhiều tin giả đã được tung ra. Nhưng quả thực, hiệu ứng xã hội của vụ "bác sĩ Khoa" lớn hơn hẳn. Có lẽ bởi nó được qua bàn tay chế biến của những người chuyên nghiệp - từ kỹ năng viết lách cho tới kỹ thuật "đẩy" thông tin lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh và rộng. Vì vậy, tác hại của nó cũng lớn hơn.

Từ góc độ chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn - người tham gia tuyến đầu chống dịch đã kêu gọi những người nổi tiếng trên mạng hãy bớt chia sẻ để lấy nước mắt của đồng loại khi mà hằng ngày cũng biết bao nước mắt đang chảy ở mỗi gia đình. Bác sĩ Tuấn nói, các nhân viên y tế không cần vinh danh bằng những câu chuyện hư cấu.

Còn bác sĩ Cao Hữu Thịnh khẳng định, hình ảnh hai em bé song sinh là của ông nhưng lại được gán ghép vào câu chuyện của "bác sĩ Khoa". "Đây là hành vi lừa đảo, việc sử dụng hình ảnh không xin phép vào một mục đích trên là phạm pháp. Trong lúc dịch bệnh khó khăn, lực lượng y bác sĩ và ngành y tế đang rất vất vả chống dịch, không thể chấp nhận được hành vi lừa đảo trên. Đề nghị các cơ quan chức năng xác minh xử lý nghiêm vụ việc này", người đại diện bác sĩ Thịnh nói.

Được biết cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc này. Những người đưa tin, phát tán tin tức này đều sẽ bị Sở TT&TT TP. Hồ Chí Minh xử lý về hành vi đưa tin giả.

Nếu những người đưa tin giả này là nhà báo sẽ còn bị Hội Nhà báo xem xét, xử lý vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi phát ngôn không chính xác trên mạng xã hội. Không những vậy, cơ quan quản lý nhà nước còn có thể thu hồi thẻ nhà báo nếu người đó bị kết luận là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, việc xem xét, xử lý sẽ còn phụ thuộc vào động cơ, mục đích, chẳng hạn có yếu tố vụ lợi hay không.

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh