Để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tỉnh Bắc Kạn đã đặc biệt quan tâm đến việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020" và các kế hoạch của UBND tỉnh lồng ghép với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề, giúp nhiều lao động sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề tìm được việc làm ổn định.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 28.686 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án là 10.400 người. Số lao động được hỗ trợ đào tạo chủ yếu là lao động thuộc diện chính sách nhằm an sinh xã hội nông thôn. Hình thức đào tạo nghề đã được đa dạng, đào tạo theo đề xuất, nhu cầu của người học, đào tạo lưu động tại các thôn bản, tạo điều kiện để người dân lao động có cơ hội học nghề tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Người học khi tham gia học nghề được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản theo từng ngành nghề được đào tạo, được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hành, thực tế vận dụng vào phát triển sản xuất tại gia đình, được tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm qua đó đa số các học viên có việc làm và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tỉnh đã quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ cho cho các cơ sở GDNN. Sau khi được đầu tư trang thiết bị, các đơn vị đã tổ chức tuyển sinh, mở lớp đào tạo và sử dụng các trang thiết bị được đầu tư hiệu quả, giúp người học tiếp thu và phát huy tốt kiến thức được truyền dạy. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được nâng cao, phương tiện học tập phục vụ cho công tác dạy và học đang dần được quan tâm đầu tư, hoàn thiện.
Bên cạnh đó, chế độ, chính sách đối với giáo viên, giảng viên được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định hiện hành; ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giáo viên, giảng viên được quan tâm đặc biệt; hằng năm các Sở, ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác tư vấn học nghề và việc làm, định hướng nghề nghiệp, từ đó chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt…
Có thể thấy, việc xây dựng các chính sách đối với người học, đối với giáo viên, giảng viên, đối với cơ sở đào tạo nghề đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm; chỉ đạo các Sở, ngành trên cơ sở văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh… kịp thời tham mưu, xây dựng văn bản tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo quy định.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác tuyên truyền và sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động còn hạn chế, các loại hình tư vấn, tuyên truyền chưa đa dạng, chưa được thường xuyên. Lãnh đạo cấp cơ sở và một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về sự cần thiết phải học nghề và chuyển đổi nghề, vẫn còn tư tưởng ỷ lại chờ chính sách của Nhà nước, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một số lao động tham gia học nghề chưa xác định đúng đắn động cơ học tập nên chất lượng và hiệu quả trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật chưa cao, dẫn đến sản xuất nông nghiệp ở một số xã trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa được hình thành rõ nét.
Nhằm hỗ trợ động viên HSSV có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập và chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn, ngày 30-1, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ (thuộc Bộ...