THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:58

Ảnh: Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu trước kỳ thi THPT

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 1.

Cứ đến trước mỗi kỳ thi, người ta lại bắt gặp các sĩ tử lên chùa, đền thắp hương xin lộc hay đến Văn Miếu vái rùa đá, lạy bia tiến sĩ... Dù có những điểm khác nhau theo sự biến đổi của đời sống xã hội nhưng điều đó chỉ là sự tiếp nối những gì đã có từ xa xưa - những sĩ tử xưa cũng cầu may trước mỗi kỳ thi.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 2.

"Năm nay do dịch bệnh nên số lượng du khách giảm rất nhiều. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ bên trong khu di tích. Ngoài ra, chúng tôi cử người đo nhiệt độ và yêu cầu tất cả du khách rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô"- Ông Nguyễn Đức Hải, nhân viên ban quản lý Văn Miếu cho biết.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 3.

Theo dự kiến, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8. Do đã sát ngày thi nên các sĩ tử ở xa cũng cố gắng đến Văn Miếu cầu an.

Nhiều gia đình từ các tỉnh thành miền Bắc cũng đến Văn Miếu thành tâm khấn nguyện. Một phụ huynh giấu tên đến từ Nam Định chia sẻ: "Con thi cử bố mẹ như ngồi trên đống lửa, cả nhà tôi đi xe khách lên đây thắp hương mong cho cháu thi tốt, mình là bố mẹ cái gì làm được cho con yên tâm thì làm". 

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 5.

Có những sĩ tử dùng ngón tay viết họ tên, số báo danh và nguyện vọng lên những tảng đá xung quanh điện Đại Thành với mong muốn ước mơ sẽ thành hiện thực.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 6.

Đi lễ cầu may mắn là hình thức để phụ huynh và thí sinh giải tỏa tâm lý lo lắng để tìm kiếm sự yên tâm trong lòng trước kì thi sắp tới.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 7.

Một số bạn còn cẩn thận mang theo hồ sơ, đọc to số báo danh và phòng thi để mong các bậc tiền nhân sẽ giúp đúng người đúng lúc. Bạn Dung Hiền thi khối D năm nay đến thắp hương với tâm trạng hồi hộp trước kì thi:"Bố mẹ bảo em nên đến Văn Miếu thắp hương cầu thi tốt vì nơi này rất linh thiêng với sĩ tử, em cũng thấy trong lòng trở nên bình tĩnh hơn ".

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 8.

Ngay từ thời nhà Lý, Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, nơi mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại rằng: “Mùa thu tháng 8, dựng Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đây học”. Bởi sự linh thiêng, trang trọng mang tầm vóc quốc gia mà nhiều sĩ tử tìm đến đây để cầu xin vận may.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 9.

Dù đã có hàng rào ngăn cách, một vài sĩ tử vẫn bước vào trong để cố sờ đầu rùa để mong may mắn do nhiều người đồn đại.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 10.

Theo lịch sử ghi chép lại sau khi làm lễ tại Văn Miếu, sĩ tử sẽ ra chiêm bái hàng bia Tiến sĩ, nơi ghi tên những người đỗ đạt qua các kỳ thi trước đó và đọc những dòng chữ trong nội dung văn bia với những lời nhắc nhở, động viên, khuyến khích. Trái ngược với những cách “cầu may” bằng cách xoa đầu rùa đá, xoa mặt bia như suy nghĩ lệch lạc của các sĩ tử thời nay, sĩ tử xưa chỉ đứng xem đọc các tấm bia Tiến sĩ để cảm nhận, suy ngẫm ý nghĩa, thông điệp tinh thần mà người xưa gửi gắm, từ đó nỗ lực vươn lên noi theo gương các bậc tiền nhân. Đúng như nội dung tấm bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1604) có đoạn viết: “Bia đá nguy nga, trường Giám sừng sững bảng đề, chính để nêu gương cho sĩ tử, làm trụ đá vững chắc cho nền danh giáo”.

Sĩ tử đội mưa thắp hương cầu may ở Văn Miếu - Ảnh 11.

Việt phố cổ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh