THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:41

Ấn tượng đêm khai mạc ngày hội đồng bào Chăm An Giang 2016

 

Dân tộc Chăm là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với truyền thống lịch sử và nét đẹp văn hóa đặc sắc, dân tộc Chăm đã góp phần quan trọng làm phong phú, đa dạng bức tranh văn hóa, xã hội rộng lớn của 54 dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt Nam. Hòa cùng truyền thống ấy, đồng bào Chăm ở An Giang luôn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của vùng đất Tây Nam Tổ quốc.

Theo Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang, người Chăm ở An Giang hiện có trên 16.000 người, sống tập trung ở Thị xã Tân Châu và 3 huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành. Ngoài ra, có một số cư ngụ ở thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Hiện nay, An Giang được biết đến như tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có người Chăm sinh sống.

Ảnh: An Giang online

 

Người Chăm dù sinh sống ở đâu cũng luôn mang trong mình một tâm hồn văn nghệ dân gian đặc biệt. Các giá trị truyền thống của đồng bào Chăm, từ kiến trúc, âm nhạc, đến nghệ thuật múa, hát… tất cả đều phản ánh một sức sáng tạo phong phú, nét tài hoa và óc thẩm mỹ tinh tế. Dòng chảy văn hóa ấy đã tạo nên những kiệt tác – dù đã qua bao thăng trầm thời gian vẫn đẹp và sáng trong như những viên ngọc bích.

Chăm Bà La Môn

 

Năm nay, “Ngày hội Văn hóa – Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm – An Giang 2016” diễn ra tại Trung tâm văn hóa – thể thao huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đêm khai mạc là một chương trình nghệ thuật đặc sắc được thực dàn dựng công phu  do Tổng đạo diễn Đinh Trung Cẩn,  Đạo diễn dàn dựng Dương Thảo chỉ huy và do Công ty Ngôi Sao Mới TP.Hồ Chí Minh- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.Cần Thơ thực hiện. Chương trình còn có sự cố vấn về nghệ thuật Chăm do NSND Đặng Hùng đảm trách và cố vấn ngôn ngữ Chăm doTiến sĩ Phú Văn Hẳn đảm nhận. Đêm khai mạc ngày 15/7/2016 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9, VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam, VOV1- Hệ thời sự tổng hợp Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh – Truyền hình một số tỉnh thành trong cả nước.

Chương trình khai mạc có sự tham dự đông đảo của các nghệ sĩ – ca sĩ – nhóm  múa đến từ TP.Hồ Chí Minh nhiều tỉnh thành trong cả nước  và tỉnh An Giang như: Nhóm nhạc Mắt Ngọc, Nhóm Lạc Việt, nhóm múa Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông sen TP.Hồ Chí Minh, Nhóm múa Mặt Trời, Nhóm múa Mai Trắng, Nghệ nhân dân tộc Chăm’Hroi – Phú Yên, Đoàn nghệ thuật dân tộc Chăm Ninh Thuận, Đồng bào Chăm Islam – huyện An Phú – An Giang…

Đặc biệt của ngày hội năm nay là toàn bộ chương trình sẽ tái hiện lại những sinh hoạt hàng ngày, văn hóa và nền nghệ thuật Chăm qua những bài hát múa cổ truyền và hiện đại như: Lễ hội Roya – Tết yêu thương, Bài ca thăm lúa, An Giang miền đất đứng (sáng tác Phan Ngọc), Người Chăm vui hội (sáng tác Vy Nhật Tảo), Mùa bông điên điển (nhạc Bảo Chấn), Huyền ảo vĩnh hằng (nhạc Phú Quang), Mùa xuân trên tháp cổ (Sáng tác Amư Nhân),Hòa tấu nhạc cụ Chăm H’roi, Lý vãi chài, Chiếc khăn Ma-tơ-ra (âm nhạc Vy Nhật Tảo), Người Chăm ơn Đảng (sáng tác Lý Bá Khôi)…

Nhóm nhạc Mắt Ngọc tham dự đêm khai mạc

 

Chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội văn hóa – thể thao – du lịch đồng bào Chăm An Giang 2016 góp phần khẳng định Văn hóa Chăm thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, là tài sản vô giá cần được gìn giữ và phát huy, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Sự tỏa sáng của văn hóa Chăm trong lòng dân tộc là một minh chứng đẹp đẽ và trong sáng cho tinh thần đại đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc anh em. Qua thời gian, văn hóa Chăm sẽ ngày càng được vun đắp và nuôi dưỡng như viên ngọc sáng lấp lánh, góp phần làm giàu đẹp hơn nữa kho tàng văn hóa Việt Nam.

Pha Lê/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh