THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:28

An Giang: Làng may mùng, mền khởi sắc

 

Ông Lữ Đồng Lợi, ở ấp Phú Hòa 1 là một trong những người đi tiên phong trong việc thành lập cơ sở may mùng, mền ở làng nghề cho biết, ban đầu gia đình ông chỉ cắt, may với số lượng nhỏ để đưa ra các chợ trong vùng tiêu thụ. Sau thấy sản phẩm ngày càng bán chạy, có lúc hàng của gia đình làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, nên ông đã hướng dẫn kỹ thụật may cho những lao động nghèo ở trong ấp, rồi đặt họ may gia công. Ông Lợi cho biết thêm, để có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc, Thái Lan các chủ cơ sở hiện nay phải chịu khó tìm tòi sáng tạo ra nhiều mẫu mã, nhiều chủng loại sản phẩm. Ngoài sản phẩm chính là mùng, mền làng nghề còn sàn xuất các sản phẩm khác như khăn, rèm cửa, gối, áo gối, áo nệm, thú nhồi bông…Muốn có sản phẩm đẹp, chất lượng bền, chủ cơ sở may phải lên tận TP.Hồ Chí Minh đặt dệt vải đúng yêu cầu với nguyên liệu, màu sắc phù hợp, phong phú, bắt mắt.

Nghề may mùng, mền ỏ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành (An Giang) đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước với hàng chục cơ sở được đầu tư máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Theo ông Lữ Đức Nhuận, chủ cơ sở mùng, mền Nhuận cho biết, quy trình may mùng, mền và các sản phẩm khác của làng nghề cũng khá đơn giản, những ai biết nghề may cơ bản là có thể làm được, nên thu hút nhiều lao động nông thôn trong vùng, nhất là phụ nữ. Người may gia công hầu hết đều không phải tập trung làm việc tại các cơ sở, mà chủ yếu nhận vải đã cắt sẵn đem về may tại nhà rồi giao sản phẩn. Chính điều này đã giúp cho họ chủ động được thời gian, có thể may tranh thủ lúc nhàn rỗi hay buổi tối, nên nhiều chị em trong vùng trước đây đi làm nghề may ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương nay đã tìm về các cở để nhận may gia công, gắn bó với làng nghề, vừa đảm bảo thu nhập, vừa không phải ly hương xa nhà. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, ở xã Bình Hòa một lao động lâu năm, lành nghề cho biết, trung bình mỗi ngày chị có thể may được 50 tấm mùng, mền và kiếm được khoảng 250.000 đồng/ngày, thu nhập khoảng từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.

 Làng nghề may mùng mền ngày càng khởi sắc, tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo lao động nam, nữ thanh niên thông thôn ỡ địa phương, góp phần tăng thu nhập, xóa nghèo bền vững 

Cũng như nhiều làng nghề khác, các cở sở ở làng nghề may mùng, mền xã Bình Hòa hầu hết theo nghề cha truyền con nối, trải qua hai, thậm chí đã ba thế hệ, như cơ sở gia đình anh Lữ Đức Nhuận, với hơn 100 lao động lành nghề. Theo các chủ cơ sở, nếu được đầu tư tốt, sản phẩm của làng nghề có thể vươn xa ra thị trường các nước lân cận. Hiện nay sản phẩm của làng nghề mới chủ yếu bán ở thị trường các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và một phần xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia. Nắm bắt được nhu cầu mở rộng sản xuất của các cơ sở, thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, đầu năm 2013 Phòng kinh tế Hạ tầng huyện Châu Thành, Trung tâm Khuyết công tỉnh An Giang đã hỗ trợ gói mua sắm thiết bị cho các cơ sở. Từ đó tới nay, năng suất, chất lượng sản phẩm của các cơ sở đã được nâng lên, đồng thời người lao động cũng cảm thấy được làm việc trong môi trường an toàn hơn.

Sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ cung cấp cho thị trường các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, mà còn được xuất khẩu qua Cămpuchia

Lãnh đạo UBND huyện Châu Thành nhận xét, sự phát triển của làng nghề mùng, mền xã Bình Hòa thể hiện sự đa dạng trong mô hình kinh tế ở An Giang. Đây là một trong những mô hình góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế ở địa phương và các hộ gia đình, giúp giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới…Chính vì thế, việc mở rộng, đầu tư nâng cao sự cạnh tranh của làng nghề là trách nhiệm của các ngành, các cấp địa phương. Tuy đã được công nhận là “Làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng, mền” của tỉnh, nhưng trong thời gian tới, làng nghề cần sự hỗ trợ giúp để thực hiện một số đổi mới, như xây dựng thương hiệu làng nghề, cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường vốn để đầu tư phát triển làng nghề ngày càng khởi sắc hơn../

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh