THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:29

An Giang: Phấn đấu đến năm 2030 có 95% người dân được sử dụng nước sạch

Theo thống kê của UBND tỉnh An Giang, tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.904.532 dân số, mật độ dân số 538 người/km2, dân cư tập trung phần lớn ở sông Tiền, sông Hậu và Quốc lộ 9, khu vực thành thị chiếm 31,59% dân số, tương đương 761.810 dân, khu vực nông thôn chiếm 68,41% dân số, tương đương 1.142.722 dân.  

An Giang hiện có 167 trạm cấp nước nông thôn tập trung đảm nhiệm cung cấp nước cho các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, tài nguyên nước mặt của An Giang tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao, hồ... đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau.  

Nước ngầm nhiều nơi đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do không khí bị ô nhiễm, các khu nuôi công nghiệp ở một số nơi không có hệ thống xử lý nước thải... làm ô nhiễm môi trường nước. 

Do nguồn nước giếng bị nhiễm phèn nặng nên hằng ngày người dân phải đến nhà máy nước sạch để mua từng can nước về sử dụng.

Do nguồn nước giếng bị nhiễm phèn nặng nên hằng ngày người dân phải đến nhà máy nước sạch để mua từng can nước về sử dụng.

Thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý, đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.  

Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.  

An Giang phấn đấu đến năm 2030 có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt với số lượng tối thiểu 100 lít/người/ngày; 100% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và 100% gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân; phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý.

Để đạt mục tiêu cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo phục vụ người dân nông thôn, địa phương thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, chính sách; thông tin - giáo dục - truyền thông; cấp nước sạch nông thôn; xử lý chất thải chăn nuôi; khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế; tổ chức giám sát đánh giá; tập trung huy động nguồn lực đầu tư. 

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh