THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:14

An giang: Nông dân nuôi cá sặc rằn xóa nghèo bền vững

 

Nhằm giúp cho nông dân định hướng trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản, được sự đồng ý của huyện và của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú đã khảo sát xây dựng dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú”. Dự án đã được Bộ Khoa hoc -  Công nghệ phê duyệt ủy quyền cho địa phương quản lý.  Nguồn thủy sản nước ngọt của An Phú rất phong phú đa dạng như cá lăng nha, cá heo đuôi đỏ, cá kết, cá chạch lấu…

  Mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhân rộng

Từ lâu An Phú đã có làng chế biến các loại khô nổi tiếng, đó là Khánh An, với nhiều loại đặc sản như khô cá lóc bông, cá sặc bướm, khô rắn, trong đó nổi tiếng nhất là khô cá sặc rằn. Hàng năm các cơ sở chế biến khô ở Khánh An bán ra thị trường từ 300 – 350 tấn khô cá loại. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Thái Lan, Cămpuchia, nên gặp nhiều khó khăn cho chế biến và giá thành sản phẩm cao. Chính vì thế dự án nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều nông dân trong vùng.

Mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất đang phát triển

 Ngay khi triển khai thực hiện, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho 40 nông dân và 14 kỹ thuật viên thủy sản về kỹ thuật nuôi vỗ cá sặc rằn bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ươm giống và nuôi cá thương phẩm. Theo đó, mô hình ươm cá sặc rằn giống được 7 hộ dân tham gia thực hiện trên 9.500 m2 mặt nước, đã thành công. Sau một thời gian thử nghiệm cho thấy lợi nhuận thu về từ mô hình tương đối cao, nên được nhiều hộ nông dân triển khai thực hiện và nhân rộng quy mô ngày càng lớn hơn.

  Mùa thu hoạch cá sặc rằn  

Hiện nay Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai vận hành tốt “chuỗi liên kết cá sặc rằn”, nhằm giúp cho người nuôi các sặc rằn yên tâm sản xuất và người tiêu thụ yên tâm về chết lượng cá sặc rằn thương phẩm. Để “chuỗi liên kết cá sặc rằn” hoạt động hiệu quả, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cho nhập đàn cá sặc rằn bố mẹ tốt, có nguồn gốc từ Thái Lan nhằm cung cấp con giống chất lượng cao ngay từ ban đầu cho người nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở địa phương. Có thể nói, việc thành lập “chuỗi liên kết cá sặc rằn” là một hướng đi mới có tính chất ổn định và bền vững, giúp cho cả người nuôi và người tiêu thụ đều có lợi và yên tâm sản xuất. 

                        Chề biến khô sặc rằn, thương hiệu nổi tiếng ở An Giang

Những năm gần, khi giá trị cây lúa không cao, thì mô hình nuôi thủy sản như cá sặc rằn, đối với huyện Phú Tân cũng là một hướng đi mới, nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân địa phương giảm nghèo và làm giàu.  Đây là một thế mạnh có nhiều triển vọng để quy hoạch và nhân rộng, đồng thời cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi thủy sản theo hình thức đầu tư trực tiếp.

Thời gian qua, huyện Phú Tân đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất, bằng nguồn thức ăn công nghiệp, với diện tích hàng trăm m2 mặt nước, ở ấp Hòa An, xã Hòa Lạc. Qua nuôi thử nghiệm hiệu quả cao, hiện nay mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất, với thức ăn công nghiệp đã được nhân rộng ở địa phương. 

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh