6 cựu quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng
- Pháp luật
- 17:59 - 26/10/2015
Ông Trần Quốc Đông ngày còn đương chức.
Đục nước béo cò
Theo đó, 6 bị cáo gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi, nguyên PGĐ RPMU); Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên PGĐ RPMU); Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên Trưởng phòng DA 3 thuộc RPMU); Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên GĐ RPMU); Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên GĐ RPMU) và Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên Phó TGĐ TCty Đường sắt VN).
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng vụ án, truy tố 6 bị cáo nói trên về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cáo trạng nêu rõ vào tháng 10.2008, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), đồng thời giao nhiệm vụ đại diện Chủ đầu tư quản lý dự án tuyến số 01 cho RPMU. Đến ngày 5.1.2009, RPMU quyết định thành lập tổ dự án tuyến 01, gồm 21 thành viên, trong đó có Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án. Ngày 9.9.2009, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - đại diện là ông Bằng - đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 01 với Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số công ty khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bị cáo Phạm Hải Bằng đã nêu một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ kinh phí. Theo tài liệu tương trợ tư pháp do Nhật Bản cung cấp: Wada Tasturo (Trưởng bộ phận quốc tế của JTC), Kiuchi (Phó Trưởng bộ phận quốc tế JTC), Shumada Atshusi (Quyền trưởng phòng phát triển kinh doanh bộ phận quốc tế JTC) và một bộ phận nhân viên của JTC khai nhận, trong khoảng thời gian từ 12.9 đến tháng 2.2014, họ đã chuyển cho bị can Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái tổng số tiền 69,9 triệu yen Nhật (khoảng 11 tỉ đồng).
Việc tiếp nhận và sử dụng 11 tỉ đồng của JTC các bị cáo không mở sổ sách theo dõi tại RPMU hay Tổ dự án và không báo cáo ai tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Ngược lại, qua các thời kỳ Giám đốc RPMU, Phạm Hải Bằng có báo cáo với Trần Văn Lục (Giám đốc từ năm 1999 đến tháng 9.2009), Trần Quốc Đông (Giám đốc từ tháng 10.2009 đến tháng 5.2011) và Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc từ tháng 6.2011 đến khi khởi tố vụ án) tuy nhiên các bị cáo Lục, Đông, Hiếu không có chỉ đạo gì để chấm dứt việc tiếp nhận, sử dụng trái phép các khoản tiền từ JTC, để mặc cho Bằng, Thái nhận tiền và sử dụng chi phí trong thời gian dài. Các bị cáo Lục, Đông, Hiếu cũng được hưởng lợi cá nhân từ lợi ích chung do việc sử dụng tài khoản tiền này. Theo đó, vào dịp tết năm 2010, Phạm Hải Bằng đã đưa cho Trần Văn Lục 100 triệu đồng từ nguồn tiền của JTC; đưa cho Trần Quốc Đông 30 triệu đồng vào dịp lễ tết năm 2010-2011 và đưa cho Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết âm lịch năm 2014.
6 bị cáo bị truy tố về nhóm tội tham nhũng
Quá trình điều tra vụ án, bị cáo Nguyễn Nam Thái cũng đã khai nhận khoảng 4,4 tỉ đồng tiền có nguồn gốc từ JTC. Khi tiếp nhận tiền, Thái thực hiện theo chỉ đạo của Bằng để sử dụng chi phí cho dự án như: Tiếp khách, đối ngoại… một phần chuyển phòng Dự án 3 để chi phí chung cho các hoạt động như thưởng lễ, tết, chi nghỉ mát, chi cho đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ…. Việc nhận, sử dụng số tiền có nguồn gốc của JTC như đã nêu trên Thái lập bảng Excel trên máy tính theo dõi, nhưng mỗi lần báo cáo chốt số liệu chi tiêu với Phạm Hải Bằng thì Thái lại xoá các file này. Nhưng sau khai lại Thái nói chỉ nhận được 3,4 tỉ đồng và đã chi sử dụng hết.
Các bị cáo đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả. Cụ thể: Bị can Bằng nộp 970 triệu đồng và 7.000 USD; Duy nộp 65 triệu đồng, Thái nộp 600 triệu đồng, Lục nộp 100 triệu đồng, Đông nộp 30 triệu đồng.
Theo cáo trạng, 6 bị cáo Lục, Đông, Hiếu, Duy, Bằng và Thái bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt cao nhất cho điều khoản của tội danh này là 15 năm tù giam.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải điều tra xác minh, làm rõ thông tin về việc JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành ĐSVN trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1- giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Ngày 9.5.2014, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an thông báo đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại RPMU.
|
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa hè: cha mẹ cần biết gì?
Tay chân miệng – cơn ác mộng mùa hè của bé yêu nhà bạn? Đừng chủ quan! Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm chỉ trong tích tắc. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách...
5 tháng trước
Tin nên đọc