THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:53

30 thí sinh đạt giải nhất cuộc thi nghề làm đẹp Việt Nam

 

Các đại biểu tham dự hội nghị Tổng kết .

 

Báo cáo kết quả tổ chức Hội thi Kỹ năng nghề làm đẹp Việt Nam, bà Trần Thị  Thúy Nga, Chủ tịch Hội đào tạo - phát triển nghề làm đẹp Việt Nam cho biết, hội thi được tổ chức từ ngày 13 – 15/2017 tại Hà Nội. Đã có 604 lượt thí sinh chuyên nghiệp và không chuyên dự thi trong 4 tiểu ban (Nail – Chăm sóc da, trang điểm và thiết kế tạo mẫu). Hội thi có sự tham gia của 125 chuyên gia coi thi, chấm thi, trong đó có 17 chuyên gia nước ngoài.

Kết thúc hội thi có 30 thí sinh đạt giải nhất, 37 thí sinh giải nhì, 57 thí sinh loại ba, 130 thí sinh giải khuyến khích.

Theo bà Nga, tuy lần đầu tiên tổ chức với nhiều khó khăn nhưng hội thi đã thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp cho các đơn vị tham gia và cho người lao động trong lĩnh vực đào tạo nghề làm đẹp.

 

Bà Trần Thị  Thúy Nga, Chủ tịch Hội đào tạo - phát triển nghề làm đẹp Việt Nam.

 

Bên cạnh những thành công của năm 2017, bà Nga cũng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ của Hội trong năm 2018, đó là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của nghề làm đẹp. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề làm đẹp, kỹ năng quản lý doanh nghiệp cho các hội viên; Phối hợp xây dựng mô hình điểm về đào tạo và cung cấp dịch vụ làm đẹp. Mô hình phải mang tính hiện đại, hội nhập quốc tế và khu vực trên cơ sở nhân rộng từ năm 2019; Nghiên cứu và đề xuất về cơ chế, chính sách với nghề làm đẹp để tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho việc phát triển nghề làm đẹp. Chuẩn bị các điều kiện và xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi “Kỹ năng nghề làm đẹp lần thứ hai” vào năm 2019.

Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hằng đánh giá cao ý nghĩa của Hội thi nghề làm đẹp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Theo Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp, nghề làm đẹp không phải là một nghề đơn giản mà là một ngành kỹ thuật, công nghệ cao, hóa chất, điện, điện tử và cả lĩnh vực công nghiệp rất tinh vinh mà người ta gọi bệnh viện. Bởi yêu cầu những kiến thức và công cụ rất hiện đại nên đi vào lĩnh vực này chúng ta không thể không qua một hệ thống tổ chức được đào tạo chuẩn từ người thợ cho đến các chuyên gia và người quản lý.

 

Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hằng: Nghề làm đẹp là một ngành kỹ thuật, công nghệ cao.

 

Đây cũng là một ngành kinh tế kỹ thuật rất năng động và phát triển. Ở Việt Nam mặc dù đến muộn nhưng chúng ta đã nắm bắt để phát triển nhanh và tinh thần hội nhập với các trung tâm, cơ sở đào tạo, các bệnh viện thẩm mỹ đã có mối quan hệ rất tốt.

“Chúng ta cần có một tổ chức của mình, làm chủ và nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển theo đúng hướng dưới sự quản lý của nhà nước. Không ai hết mà chính là Hội phải quyết định cho nghề nghiệp, sự nghiệp của mình. Phải tạo nên tổ chức của chính mình để hoạt động được thực thi nghề một cách bình đẳng và có giá trị nhân văn của nghề. Bởi con người là yếu tố, mục tiêu của chúng ta, sức khỏe, văn hóa đẹp nên chúng ta phải xây dựng chuẩn mực về nhân văn, kiến thức, đạo đức và cả tình yêu nghề nghiệp…

 

 Bà Nguyễn Thị Hằng và bà Trần Thị Thúy Nga trao quyết định hội viên cho 24 người.

 

Chúng ta phải có văn bản thiết chế của nhà nước, đưa những chuẩn mực cho từng lĩnh vực và có hệ thống pháp luật, chính sách, chuẩn cả cho người quản lý, người thực thi công việc và phải có cơ quan quản lý thống nhất. Mong muốn Hội phải xây dựng mạnh, làm sao để có được Hội ở địa phương và cả nước. Phải gắn cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, spa…”, bà Nguyễn Thị Hằng nhấn mạnh. 

 

Bà Nguyễn Thị Hằng và bà Trần Thị  Thúy Nga trao quyết định cho Ban lãnh đạo của Hội làm đẹp.

 

 Bà Nguyễn Thị Hằng trao quyết định cho hội viên.

Bà Trần Thị Thúy Nga trao quyết định cho hội viên.

HÒA THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh