THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:21

26 trường nghề cam kết trả lại học phí nếu tốt nghiệp không xin được việc

 

Thực hành nghề Nấu ăn

Trước xu thế hội nhập quốc tế, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước thách thức làm thế nào để có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết.

Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 56% lao động Việt Nam đã qua đào tạo, nhưng thực chất chỉ có 22% là có chứng chỉ từ sơ cấp trở lên.

Đáng nói, trong khi các nước phát triển lại có tỉ lệ nhân lực theo hướng công nhân kỹ thuật nhiều hơn so với cử nhân, kỹ sư thì Việt Nam lại đào tạo ngược lại. Cơ cấu nhân lực đã qua đào tạo thể hiện sự bất hợp lý, tỉ lệ nhân lực có trình độ đại học đang cao hơn rất nhiều số người làm công nhân kỹ thuật và quản lý kỹ thuật.

Nêu quan điểm về đổi mới giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, công tác đào tạo nghề đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, không ít phụ huynh và học sinh vẫn có tâm lý chuộng bằng cấp do nhận thức đối với giáo dục nghề nghiệp chưa đến nới đến chốn.

Để thay đổi nhận thức của xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho rằng, trong công tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay, điều quan trọng là đào tạo phải có việc làm, mang lại thu nhập tốt cho cá nhân và gia đình.

Thời gian gần đây, giáo dục nghề nghiệp đang có những bước chuyển rõ rệt sau khi đã sắp xếp gọn lại bộ máy. Đáng chú ý, trong đợt tuyển sinh năm 2018, có 26 trường cao đẳng, trung cấp, cam kết học sinh ra trường có việc làm. Nếu học xong không có việc làm, trường sẽ trả lại học phí. Do vậy, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm nay khởi sắc, thu hút các thí sinh đạt điểm cao.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh