CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:31

26 nghệ sĩ Việt đồng loạt cắn móng tay kêu gọi bảo vệ tê giác

 

Đây là một chiến dịch truyền thông xã hội kéo dài từ ngày 3/1/2016 đến ngày 31/1/2016 nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam về sừng tê giác và kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ các loài tê giác trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng, bằng cách không tiêu thụ sừng tê giác.

 Với hình ảnh chủ đạo là hành động cắn móng tay được thể hiện một cách tinh tế, giàu tính nghệ thuật, bộ ảnh nhằm châm biến những người sử dụng sừng tê giác và nhấn mạnh thông điệp "Bỏ ra hàng trăm triệu để mua mẩu sừng tê giác giống móng tay? Thật ấu trĩ!" dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác chỉ có cấu tạo chủ yếu từ keratin, hoàn toàn giống móng tay.

 Với sự đa dạng trong lĩnh vực trải dài từ ca sĩ, siêu mẫu, diễn viên cho đến nhà báo và nhiếp ảnh gia, danh sách chính thức 26 nghệ sỹ tham gia chiến dịch bao gồm: Ca sĩ Thu Minh - MC/ Diễn viên Trấn Thành - Ca sĩ Đông Nhi - Ca sĩ Ông Cao Thắng - Ca sĩ Phạm Anh Khoa - Siêu mẫu Hà Anh - Ca sĩ Hoàng Thùy Linh - Siêu mẫu Vĩnh Thụy - Siêu mẫu Phương Mai - Ca sĩ Tiên Tiên - Ca sĩ Trọng Hiếu Idol - Ca sĩ Hồ Trung Dũng - Ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm - Ca sĩ Trần Vũ Hà My - Ca sĩ Mai Khôi - Ca sĩ Hà Okio - Rapper Tiến Đạt - Ca sĩ Thùy Linh - Ca sĩ Hải Yến - MC Quỳnh Hoa - MC Anh Quân - MC Nguyệt Ánh - Nhà báo Trác Thuý Miêu - Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam - Nhiếp ảnh gia Na Sơn và Ca sĩ nhí Phương Mỹ Chi.

 Cùng ngắm hình ảnh cắn móng tay của một số nghệ sĩ tham gia chiến dịch

Ca sĩ Thu Minh

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh

Ca sĩ Đông Nhi - Ông Cao Thắng

Ca sĩ Phương Mỹ Chi

Ca sĩ Trần Vũ Hà My - Nguyễn Đinh Thanh Tâm

MC - Diễn viên Trấn Thành

MC Quỳnh Hoa

Nhà báo Trác Thúy Miêu

Siêu mẫu Hà Anh

Nhiếp ảnh gia Na Son

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam

 

Bên cạnh chiến dịch tại Việt Nam, “Những kẻ cắn móng tay” cũng được thực hiện trên thế giới với tên tiếng Anh làNail Biters, giữ nguyên hình ảnh chủ đạo và thông điệp cùng sự tham gia của các đại sứ, siêu sao hàng đầu làng giải trí như Ngài Richard Branson, diễn viên Maggie Q, diễn viên Lý Băng Băng, diễn viên - ca sĩ Trần Khôn,...

Mỗi nghệ sỹ là một tiếng nói, một hình ảnh lan tỏa thông điệp đến những người hâm mộ, người thân, bạn bè của họ và nhất là đến đông đảo công chúng. “Trách nhiệm của một người nghệ sỹ là phải dùng sức ảnh hưởng của mình để truyền tải những thông điệp đúng đắn đến với xã hội, nhất là với những vấn đề đang nguy cấp như sự tuyệt chủng của tê giác.” - Ca sĩ Đông Nhi, một trong những nghệ sỹ rất tích cực với các hoạt động về tê giác gần đây, chia sẻ về lí do tham gia bộ ảnh. Cô cũng cho biết thêm: “Đông Nhi không tin tưởng công dụng của sừng tê giác vì biết nó chỉ có cấu tạo giống như móng tay nên mong muốn mọi người sẽ cùng Nhi lan tỏa thông điệp này”.

Cũng thông qua bộ ảnh này, chiến dịch gửi lời kêu gọi các bạn trẻ tham gia “Thử thách cắn móng tay cùng sao Việt”. Cuộc thi khuyến khích người tham gia chụp một tấm ảnh bất kì với hành động cắn móng tay một cách sáng tạo và đăng tải lên trang mạng xã hội của mình với các từ khóa #canmongtay, #sungtegiongmongtay, #nailbiters và tag trang mạng xã hội Facebook của WildAid Việt Nam nhằm lan tỏa thông điệp của chiến dịch và kêu gọi người thân và bạn bè của mình cùng tham gia.

Ngoài bộ ảnh kể trên, chiến dịch “Những kẻ cắn móng tay” còn thực hiện hàng loạt các hoạt động tương tác với các bạn sinh viên tại các trường đại học bao gồm: Đại học FPT, đại học Hoa Sen, đại học Khoa học Tự Nhiên, đại học Quốc tế, đại học Tài nguyên và Môi trường, đại học Tôn Đức Thắng... trong khoảng thời gian từ ngày 5/1 – 18/1 và tương tác với nhân viên các doanh nghiệp là đối tác của chiến dịch như Chicilon Media, Galaxy, YAN, POPS, Baskin Robbins,...

Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid, African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và CHANGE.Chiến lược của chương trình này là tăng cường nhận thức về vấn đề sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã của người dân thông qua truyền thông. Kể từ khi chiến dịch được công bố vào tháng Ba năm 2014 tại Hà Nội, các đối tác như đài truyền hình, đài phát thanh, báo giấy, báo điện tử, tạp chí và các đơn vị truyền thông khác trong nước đã cam kết hỗ trợ chiến dịch, đóng góp giá trị truyền thông lên tới gần 27 tỷ đồng, thông qua hình thức hỗ trợ đăng tải miễn phí các thông điệp truyền hình và quảng cáo in có sự xuất hiện của các Đại sứ thiện chí kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác đang trong tình trạng nguy cấp.

Lê Hoàng/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh