CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:14

2 sai lầm lớn khiến nhiều người bị lừa khi mua hàng online

Từ câu chuyện tưởng chừng không thể xảy ra

Chị Thanh Loan (Hà Đông, Hà Nội) bị chính người quen lừa khi bán cho chai mật ong rừng. Qua một diễn đàn, chị quen một người bạn trong Sài Gòn. Vì nói chuyện hợp nhau lại hay tâm sự nên cả hai trở nên rất thân thiết. Thấy bạn bán mật ong rừng đã lâu, nhân tiện chai mật ong ở nhà đã hết, chị quyết định mua ủng hộ bạn. Thế nhưng, đến khi nhận hàng, nhìn chai mật ong loãng, không sánh, chị Loan biết ngay là hàng không xịn. Hỏi qua bạn thì chị nhận được lời quả quyết: "Mật ong rừng 100% đấy". Chị Loan chỉ còn biết lắc đầu: "Bạn bè mà còn lừa nhau thế đấy".

Chị Loan không phải là trường hợp duy nhất bị lừa khi mua hàng qua mạng. Không ít người đã phải ngậm đắng nuốt cay khi tiền mất mà nhận về sản phẩm hoàn toàn khác với những gì được trưng bày trên web bán hàng.

Đến lý do nhiều người bị lừa khi mua hàng online

Nhiều người thích mua hàng qua mạng vì tiện lợi và nhanh gọn, chỉ cần ngồi một chỗ là có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn. Nhưng cũng chính vì không xem được hàng trực tiếp mà nhiều người bị lừa khi mua hàng. Những người mua hàng bị lừa chủ yếu là do mắc phải những lỗi sau đây:

- Yên tâm vì tin rằng, khi chuyển khoản thì đã có thông tin tài khoản của người bán nên có thể tìm được nếu không may bị lừa.

Nhiều người bán hàng qua mạng yêu cầu người mua chuyển khoản trước số tiền, sau đó hàng sẽ nhận được hàng qua chuyển phát nhanh. Ở phương thức thanh toán này, nhiều người chủ quan vì tin rằng, nếu đã chuyển khoản qua ngân hàng thì đương nhiên thông tin của người bán sẽ có đủ cả ở ngân hàng, không lo gì mất tiền. Nhưng thực tế, nếu là kẻ lừa đảo thì bạn sẽ rất khó tìm ra họ qua thông tin số tài khoản. Lý do là vì:

Thứ nhất: Kẻ gian sẽ dùng tài khoản không phải của mình để giao dịch mà dùng tài khoản của đơn vị bán hàng khác (bên thứ 3). Tức là sau khi bạn chuyển tiền vào tài khoản được cung cấp, bạn sẽ chụp ảnh phiếu chuyển tiền và gửi cho người bạn bạn giao dịch. Anh/chị ta sẽ mang ảnh đó tới gặp bên thứ 3 để lấy hàng. Nhưng sau đó, anh/chị ta sẽ không trả hoặc trả không đúng hàng đó cho bạn và bạn đã bị lừa. Thực chất, bên thứ 3 hoàn toàn vô tội vì họ cũng chỉ bán hàng hóa bình thường, nhận được tiền và một thông báo chuyển tiền để mua hàng là họ xuất hàng thôi. Và bạn không thể kiện họ được.

Thứ hai, không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ bạn lấy lại được số tiền đã chuyển, cho dù đó là chuyển nhầm. Theo quy định, ngân hàng mặc định bạn phải có trách nhiệm trong việc quản lý tiền của mình trong tài khoản và nhiệm vụ của họ là hỗ trợ bạn chuyển hoặc nhận tiền qua giao dịch mà thôi.

Nếu không may bạn bị lừa và muốn tìm kiếm thông tin cá nhân của người nhận tiền, ngân hàng cũng không cung cấp cho bạn trừ khi bạn có quen biết để nhờ vả hoặc có công văn từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Chịu mất tiền vì nể người quen hoặc thương người bán hàng.

Không ít người sau khi biết mình bị lừa khi mua hàng nhưng vì người bán là người thân nên ngậm ngùi... cho qua. Đa số những người này có chung suy nghĩ là "tiền không đáng là bao, nói ta lại mất tình thân hoặc ảnh hưởng đến công việc buôn bán của họ..." hoặc nếu làm ầm ĩ lên thì lại xấu hổ vì bị mọi người chê là không biết mua hàng.

Một bộ phận khách mua hàng khác lại chịu kín tiếng vì... thương cho người bán. Nhiều người bán đã "luyện sẵn kĩ năng" lôi hoàn cảnh, con cái ra để lừa đánh vào lòng thương của mọi người rồi hứa hẹn sẽ trả... Sau đó họ sẽ trả từng ít một và vẫn kèm theo lời hứa hẹn sẽ trả đủ. Phần đông khách bị lừa và từng được trả số tiền nhỏ trong tổng nợ lớn vẫn chọn giải pháp thuyết phục và chờ đợi vì e ngại nếu làm quá sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình nhà người ta.

Thực ra làm như vậy không phải là tốt vì một khi họ đã rắp tâm lừa bạn thì họ sẽ còn lừa những người khác nữa và mãi mãi họ không bị phát hiện. Hơn nữa, nếu đa số mọi người có tâm lý đó thì số người lừa đảo bằng cách bán hàng online sẽ tăng lên, khiến người mua khó phân biệt để chọn đúng người bán hàng có tâm.

Bí quyết để tránh bị lừa khi mua hàng qua mạng

- Kiểm tra thông tin người bán và chỉ mua sản phẩm từ web có uy tín: Hãy tìm kiếm thông tin liên quan đến người bán hàng trên các phương tiện tìm kiếm, phổ biến nhất là Google, về tên tuổi, địa chỉ, đánh giá... Những người bán hàng chân chính luôn buôn bán ở những nơi uy tín và công khai mọi thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ của họ.

- Đọc kỹ sản phẩm và chính sách bán hàng: Cần phải tham khảo kỹ món hàng mình muốn mua và chính sách của trang bán hàng để nắm chắc mọi trường hợp có thể phát sinh.

- Kiểm tra sản phẩm khi nhận được hàng: Sau khi nhận hàng, hãy kiểm tra lại sản phẩm ngay sau đó, nếu không như mong đợi, hãy liên hệ ngay với người bán để được tư vấn đổi trả hàng. Và nếu là hình thức nhận hàng trả tiền thì nên chờ đến khi nhận được hàng như ý mới thanh toán đầy đủ.

Theo Phunuonline

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh