142 doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế nợ gần 74 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội
- Dược liệu
- 11:35 - 25/11/2022
- Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội
- Một số quy định chung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội
- Hà Nội có 4.631 đơn vị khắc phục 100% số tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội
- Thừa Thiên Huế: Xử phạt đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hơn 37 triệu đồng
Văn bản đề nghị phối hợp đôn đốc thu hồi nợ dựa trên căn cứ quy định về việc phối hợp thực hiện chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thuế tỉnh cũng như tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo BHTNLĐ-BNN tính đến ngày 18/11/2022 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến thời điểm đơn vị gửi văn bản, trên địa bàn tỉnh có 412 doanh nghiệp chậm đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, với số tiền gần 74 tỷ đồng. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Cục Thuế trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về thuế yêu cầu đơn vị chuyển nộp kịp thời cho cơ quan BHXH số tiền còn nợ và đưa nội dung yêu cầu đơn vị thực hiện chuyển nộp đầy đủ số tiền phát sinh hàng tháng và số tiền còn nợ cho BHXH tỉnh vào kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Đồng thời hàng tháng, thông báo cho BHXH tỉnh kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp về lộ trình chuyển trả số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN nói trên.
BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị Cục Thuế tỉnh chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, khu vực, thành phố Huế phối hợp với BHXH các huyện, thị xã tăng cường công tác phối hợp đối chiếu dữ liệu và công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp nhằm chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong công tác thu nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN tại các đơn vị sử dụng lao động.
Liên quan đến vấn đề nợ đọng BHXH, mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã xử phạt hành chính hơn 140 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú (tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền).
Theo đó, Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú do bà Nguyễn Thị Thúy Diễm làm Giám đốc đã có nhiều vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú chậm đóng các khoản bảo hiểm nói trên với tổng số tiền 363.615.056 đồng. Trong đó, số tiền chậm đóng BHXH là 360.643.576 đồng, số tiền chậm đóng BHTN là 2.971.480 đồng.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú còn có hành vi đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng. 28 người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN theo quy định nhưng doanh nghiệp này không lập hồ sơ tham gia. Số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng đối với 28 người lao động tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính là 80.958.853 đồng.
Trong lĩnh vực BHYT, Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú chậm đóng đối với 84 người lao động với số tiền là 14.791.950 đồng. Có 28 người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo quy định nhưng Công ty không lập hồ sơ tham gia.
Căn cứ các hành vi vi phạm, các quy định của pháp luật, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú tổng số tiền 143.034.955 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng; nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT; hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại.