CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:32

14 dấu hiệu xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ

 

Cha mẹ nên phát hiện sớm những dấu hiệu ở trẻ tự kỷ.

 

Một số nhà khoa học cho rằng các dấu hiệu của bệnh tự kỷ có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi trẻ được vài tháng tuổi. Các triệu chứng tinh tế xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ cũng có thể đã bị cha mẹ bỏ qua, bị quên lãng hoặc khước từ.

Những dấu hiệu xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ

1. Trẻ có biểu hiện giống như thính lực kém, không phản ứng với âm thanh trong phòng, không giật mình trước một số tình huống bất ngờ.

2. Trẻ sơ sinh ngoan một cách bất thường, ít khóc, không quấy, thích chơi một mình, không hóng chuyện… Cũng có một số trường hợp trẻ quấy khóc một cách bất thường như khóc rất nhiều, khó ngủ, khó dỗ dành.

3. Trẻ thích nhìn chằm chằm vào bàn tay, bị thu hút bởi ánh sáng lọt qua kẽ tay hoặc tạo ra các hành động tự thu hút sự chú ý của bản thân khác.

4. Trẻ có dấu hiệu kén ăn ngay từ khi còn nhỏ.

5. Các bé rất ít khi chủ động nhìn vào mắt người khác, cũng hạn chế giao tiếp bằng ánh mắt.

6. Trẻ tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài, không quan tâm tới các yếu tố ngoại cảnh.

7. Các bé thích mặc quần áo cũ, khó thích ứng với quần áo mới, thích chọn lựa những bộ đồ giống hệt nhau, không hài lòng khi đồ đạc hoặc đồ chơi của mình bị để ở nơi khác.

8. Khi đến độ tuổi tập nói, trẻ không có biểu hiện sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện, hoặc biết nối nhưng không hiểu ngữ nghĩa.

Do khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ bị chướng ngại, nên các em thường lặp lại lời người khác nói mà không nắm được ý nghĩa của những câu chữ đó.

9. Nếu gặp phải chuyện không vừa ý, trẻ dễ dàng kích động, tức giận, thất vọng, không muốn lặp lại hành động đó.

10. Trẻ có khả năng vượt trội về âm nhạc, nhạy bé với ca nhạc hoặc yếu thích những món đồ chơi lắp ghét, bị thu hút bởi chữ số, các động cơ lớn…

11. Trẻ có khả năng chịu đau tốt, khi bị thương cũng không khóc quấy, ít cần dỗ dành, an ủi.

12. Trẻ không thích thay đổi thói quen đã có.

13. Trẻ sở hữu làn da đặc biệt nhạy cảm.

14. Trẻ không thích bắt chước trò chơi của các bé khác.

 Phương pháp giúp trẻ em tự kỷ hòa nhập với cuộc sống bình thường

Các bậc phụ huynh cần ý thức rằng, tự kỷ không phải là bệnh tâm thần, cũng không bắt nguồn từ cách thức giáo dục hay những ảnh hưởng tâm lý khác gây ra.

 

Bệnh tự kỷ không thể chữa khỏi, nhưng khi phát hiện sớm và áp dụng những cách điều trị triệt để, đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

 

Sự sai lệch trong hành vi, ngôn ngữ củ trẻ tự kỷ không phải do cố ý.

'Phương pháp can thiệt sớm' đối với trẻ tự kỷ

Điều khó khăn nhất đối với những gia đình có trẻ mắc tự kỷ chính là vấn đề làm thế nào để trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống.

Bởi mỗi cá nhân mắc tự kỷ sẽ mang những đặc điểm khác nhau, nên khung chương trình giáo dục cho các em cũng không thể giống nhau hoàn toàn.

Học sinh tự kỷ có quyền được hưởng chế độ giáo dục công lập miễn phí nếu có giấy xác định từ bệnh viện

Trẻ tự kỷ có thể áp dụng chế độ giáo dục đặc biệt mà trong đó, những thành viên tham gia cần bao gồm cha mẹ, nhà tâm lý học, giáo viên giáo dục .đặc biệt, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu chức năng.

Các thành viên trong nhóm giáo dục này cần đưa ra đánh giá cụ thể để xác định và chọn lựa 'phương pháp can thiệt sớm' phù hợp với mỗi cá nhân.

Đối với học sinh dưới 3 tuổi, chương trình giáo dục này được gọi là 'Dịch vụ Gia đình Cá nhân hóa IFSP' và mang tên 'Chương trình giáo dục cá nhân hóa IEP' với trẻ trên 3 tuổi.

 

Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3 cho trẻ tự kỷ.

 

Can thiệp sinh học bằng cách áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ tự kỷ

Những năm gần đây, thuật ngữ 'can thiệp sinh học' được dùng để chỉ chế độ ăn uống đặc biệt có tác dụng phục hồi đối với trẻ em tự kỷ.

Theo đó, chế độ ăn uống này có thể giúp trẻ cải thiện khả năng của bản thân trên nhiều khía cạnh.

Hiệp hội Nghiên cứu Tự kỷ ARI đã khảo sát hàng ngàn gia đình có con mắc tự kỷ và đưa ra nhận định: 71% trường hợp trẻ tự kỷ có chế độ ăn uống giàu carbonhydrate được cải thiện rõ rệt.

Các chuyên gia về chứng bệnh này cũng khẳng định, trẻ em tự kỷ nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, hoa quả. Phụ huynh cũng nên lựa chọn những thực phẩm hữu cơ cho các bé, hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh, chứa chất bảo quản, phụ gia, màu nhân tạo.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em tự kỷ cần nỗ lực giảm lượng đường hấp thu mỗi ngày.

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên không nên hấp thu Gluten (có trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch) và Casein (chất đạm trong sữa, bơ sữa).

Từ những lưu ý trên, các bậc cha mẹ nên chú ý xây dựng cho các bé chế độ ăn kiêng phù hợp để cải thiện tình trạng và giúp con dễ dàng hòa nhập với xã hội. 

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh