THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:54

10 cách giúp trẻ biết nghe lời

10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp các phụ huynh tránh được cảnh quát con cả ngày:

1. Luôn có kế hoạch

Cha mẹ luôn là người phải giục giã trong mọi việc. Theo tiến sĩ Moore, vấn đề nằm ở chỗ mọi người đều cần có thêm thời gian. Vậy bạn hãy luôn là người sẵn sàng trước các con để tránh phải một tay đôi ba việc, vừa lo cho mình vừa hò hét các con. Một mẹo nhỏ nữa là hãy lập danh sách đồ dùng và việc cần làm của các bé (chữ viết hay hình vẽ, biểu tượng…) và dán trước cửa phòng để bé tự nhận thức được.

2. Tự điều chỉnh mong đợi

Bé mới 3 tuổi thì chưa thể tự mình làm mọi việc, chưa kể tới việc bé rất hay quên, vậy quát tháo có ích gì? Cha mẹ là người hiểu con mình nhất, và cũng cần rõ hơn ai hết con có khả năng làm được những gì, vậy chớ mong đợi quá nhiều, những mong đợi của bạn phải phù hợp với khả năng, hoặc cùng lắm là hơn khả năng của bé chút xíu. Ví như có thể bé 5 tuổi chưa thể tự mình xếp sách lên giá, nhưng bé có thể nhặt sách lên khỏi sàn.

Theo tiến sĩ Moore, cha mẹ cần nhận ra một điều rằng chúng ta càng hét to bao nhiêu thì lũ trẻ càng ít nghe lời chúng ta bấy nhiêu.

Theo tiến sĩ Moore, cha mẹ cần nhận ra một điều rằng chúng ta càng hét to bao nhiêu thì lũ trẻ càng ít nghe lời chúng ta bấy nhiêu.

3. Làm gương

Theo Vicki Hoefle, chuyên gia và tác giả cuốn Bí kíp làm cha mẹ (Duct tape parenting), trẻ học giao tiếp trước tiên từ chính bố mẹ chúng. Một ngày trẻ sẽ nói chuyện với bạn bằng chính cách bạn nói với chúng. Do đó cha mẹ cần làm gương cho con khi sử dụng lời ăn tiếng nói. Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn sẽ thế nào nếu bé cũng dùng giọng đó nói với bạn?

4. Cảnh báo tính cực

Đôi khi chúng ta không kìm chế được cảm giác cần phải quát con, nhưng nếu ý thức được hoàn cảnh đó, theo chuyên gia Hoele, hãy nói rõ với con và cho phép chúng ra ngoài trước khi mọi việc xảy ra (nếu trẻ trên độ tuổi mẫu giáo). Điều này sẽ dạy trẻ chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, bởi trẻ sẽ hiểu chúng ta ai cũng có lúc nóng giận, nhưng vẫn phải tôn trọng cảm xúc của người khác.

5. Tự đánh lạc hướng

Khi nhận ra những dấu hiệu bạn sắp quát tháo, hãy tự đánh lạc hướng bản thân. Hãy dùng những đồ vật hay cách khác nhau để lấy lại bình tĩnh, như ngắm nhìn một bức ảnh gia đình bạn yêu thích, để giúp bạn vượt qua được cảm giác muốn gào thét và lấy lại kiểm soát.

6. Ghi nhớ vai trò của mình

Theo tiến sĩ Moore, cha mẹ nào phải dùng tới biện pháp quát mắng nghĩa là đã đánh mất đi một phần quyền lợi của mình. Quát mắng nghĩa là cha mẹ đã đặt mình ngang hàng với anh chị em của trẻ, thậm chí ngang hàng với các bạn cùng lứa với trẻ. Trẻ không tôn trọng cha mẹ khi bị la mắng, tuy nhiên sẽ tôn trọng nếu bạn cư xử như một người có trách nhiệm và bình tĩnh, biết kiềm chế.

Trẻ không tôn trọng cha mẹ khi bị la mắng, tuy nhiên sẽ tôn trọng nếu bạn cư xử như một người có trách nhiệm và bình tĩnh, biết kiềm chế (ảnh: minh họa).

Trẻ không tôn trọng cha mẹ khi bị la mắng, tuy nhiên sẽ tôn trọng nếu bạn cư xử như một người có trách nhiệm và bình tĩnh, biết kiềm chế (ảnh: minh họa).

7. Hạ giọng

Có những lúc bạn cao giọng cho dù không tức giận chút nào. Nếu tự tạo thói quen nói chuyện nhẹ nhàng, bạn sẽ dần bỏ thỏi quen quát tháo. Bạn có thể bắt đầu thực hiện bằng cách tránh nói chuyện với các thành viên trong gia đình khi ở khoảng cách xa, hãy lại gần và nhỏ nhẹ giao tiếp.

8. Suy nghĩ như một giáo viên

Giáo viên giỏi không để bụng khi trẻ mắc lỗi, mà coi đó như một cơ hội để trẻ học hỏi. Vậy mỗi lần trẻ mắc lỗi, thay vì gào thét, hãy tự hỏi “con học được gì từ đây? Ta dạy con bài học này thế nào?".

9. Lại gần

Bạn quát con vọng từ tầng 3 xuống và con thì phớt lờ đi, và vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại. Đó là bởi trẻ đã để ngoài tai những âm thanh quát nạt. Theo tiến sĩ Moore, nếu trẻ không làm theo lời bạn ngay lần đầu nhận được yêu cầu, hãy tiến gần, khiến trẻ chú ý, nhìn vào mắt trẻ và nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết yêu cầu của bạn.

10. Tưởng tượng có người đang nhìn

Hãy tưởng rằng có đồng nghiệp, ông bà hay bạn thân của bạn đang cùng ở trong phòng trong hoàn cảnh bạn muốn quát con, vậy bạn có còn muốn quát nữa không? Theo tiến sĩ Moore, chúng ta thường đối xử với những người thân yêu kém lịch sự hơn so với những người quen biết. Do vậy, hãy chú ý cách bạn hay giao tiếp với những người quen và cư xử với con theo cách nhã nhặn hơn.

Độ tuổi 11-19 tuổi là lứa tuổi mà các con có rất nhiều những vấn đề của tuổi dậy thì cần đến sự quan tâm và đồng hành cùng ba mẹ. Cách ba mẹ cư xử và nuôi dạy con trong độ tuổi này là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và định hướng của con sau này...

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh