THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:09

Vụ rác thải y tế từ BV Trung ương Huế: UBND tỉnh giao đơn vị làm sai tự kiểm tra, xử lý

 

Công văn số 1137/UBND – TN ngày 9/3 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gửi Bệnh viện Trung ương Huế nêu: “Ngày 6/3/2016, Tang thông tin điện tử Dân sinh (tại địa chỉ http//:thuviensuckhoe.org) phản ánh việc đốt rác thải y tế tại Khu đốt rác thải y tế nguy hại của Bệnh viện Trung ương Huế tại tổ 19, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy gây ảnh hưởng môi trường; Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Bệnh viện Trung ương Huế khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ việc phản ánh của báo chí; có văn bản phản hồi LĐ&XH và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/3/2016.” Đây thực sự là một điều khó hiểu, bởi Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị có cách xử lý RTYTNH không đúng theo quy định, nhưng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lại từ tốn “đề nghị” đơn vị này tự kiểm tra, xử lý và báo cáo lại. Trong khi đó, với chức năng quản lý Nhà nước của mình, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra, xử lý vụ việc.

 

Về vấn đề Bệnh viện Trung ương Huế xử lý rác thải y tế nguy hại một cách sơ sài, cẩu thả, PV báo LĐ&XH đã có cuộc trao đổi với Luật sư Võ Công Hạnh, Giám đốc công ty luật Công Khánh. Luật sư cho biết: Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định chất thải từ ngành y tế là loại chất thải nguy hại. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại phải tuân thủ theo Điều 23, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT; thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chất thải nguy hại (CTNH) như bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định (khoản 2, Điều 7, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT). Đối với sự việc mà quý báo phản ánh như: Bệnh viện vận chuyển rác thải viện về khu xử lý rác thải ở tổ 19, phường Phú Bài, trút tất cả xuống hố, sau đó tưới dầu diezel vào và châm lửa đốt trong môi trường, không hề đưa vào trong lò xử lý chất thải; việc chôn lấp qua loa đối với các loại chai lọ sắc nhọn; bãi chứa vỏ lọ, chai thuốc, không có mái che, chỉ có 4 hàng rào xung quanh là vi phạm pháp luật, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân địa phương.

"Để giải quyết triệt để vụ việc, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ loại chất thải đã thải ra môi trường (chất thải nguy hại lây nhiễm, chất thải nguy hại không gây nhiễm, chất thải lây nhiễm sắc nhọn,…), mức độ gây ô nhiễm,… để làm cơ sở giải quyết. Tùy theo mức độ vi phạm, bệnh viện có thể bị xử lý hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì các cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực môi trường theo Điều 182, 182a Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về hành vi gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Ngoài ra, Bệnh viện Trung ương Huế phải thực hiện trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại), khắc phục hậu quả khi có đầy đủ căn cứ chứng minh hậu quả trên thực tế do những hành vi vi phạm gây ra”, Luật sư Công Hạnh phân tích.

Thảo Vi/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh