CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:19

Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

M

 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992. Qua 27 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc trên các lĩnh vực như thương mại, văn hóa thể thao, du lịch...

Cùng với đó là khẳng định sự ủng hộ chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai Quốc hội (tháng 7/2013), đưa mối quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp hai nước phát triển trên cả hai bình diện song phương và đa phương. Mối quan hệ này thể hiện rõ nhất qua đầu tư và thương mại, với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước chiếm xấp xỉ 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018.

Về đầu tư, trong 5 năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng. Trung bình mỗi năm, Việt Nam thu hút được khoảng từ 35 - 40 tỷ USD vốn FDI; trong đó, Hàn Quốc là đối tác hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về FDI và thứ hai về ODA.

Lũy kế đến ngày tháng 2/2019, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc đạt 63,7 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong năm 2018, Hàn Quốc có 1.043 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Ông Phú cũng cho biết, hiện nay, có khoảng 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng trên 700.000 lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. FDI Hàn Quốc có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nước, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ… phát triển.

Trong lĩnh vực công nghiệp, sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn như: Samsung, LG (lĩnh vực công nghiệp chế tạo), Kumho, Doosan, Hyundai, GS, Posco (lĩnh vực công nghiệp nặng và đóng tàu) đã có tác động quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở ViệtNam phát triển; đặc biệt là các lĩnh vực: có khí, luyện kim, hóachất, điện-điện tử, nhựa...

Trong hợp tác đầu tư, kỳ vọng sẽ có nhiều hơn nữa doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại – đầu tư trong và ngoài nước trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước để hỗ trợ hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam.

Ông Ju Young Seob - Nguyên Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp (Hàn Quốc) cho biết, Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 đã tạo động lực mới góp phần thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước ký vào tháng 3/2018. Để đạt được mục tiêu đó, theo ông Ju Young Seob, Việt Nam và Hàn Quốc cần phải thực hiện được thương mại đối ứng lẫn nhau, nâng cao ưu điểm của doanh nghiệp 2 nước và trở thành những đối tác hợp tác cùng phát triển, chung vai sát cánh đầu tư sang nước thứ 3 mới có thể đạt được mục tiêu đó.

Ông tin tưởng, với sự quyết tâm của Chính phủ hai nước, sự chủ động tích cực của giới doanh nghiệp, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần thực hiện được mục tiêu đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh