THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:17

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được "các mẹ" ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột

 

"Chị làm nữ hộ sinh ở Bệnh viện (BV) Từ Dũ hơn 25 năm rồi. Hồi năm 2012, làng Hòa Bình phải chuyển một số bé qua Hàn Quốc phẫu thuật. Chị được phân công dẫn 4 cháu đi. 

Sau chuyến đi ấy chị suy nghĩ nhiều lắm. Mình đã dành 2/3 quãng đời làm nghề cho BV rồi, giờ là lúc phải làm điều gì đó cho những đứa trẻ bất hạnh...".

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 1.

Nữ hộ sinh Đoàn Thị Thanh.

Những đứa trẻ lớn đầu, lớn tuổi

Nữ hộ sinh Đoàn Thị Thanh (48 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ với phóng viên khi đang tất bật chuẩn bị bữa trưa cho các bé tại làng Hòa Bình, nằm sâu trong lòng BV Từ Dũ. 

Kể từ khi hoạt động (1990) đến nay, Hòa Bình là nơi tương tựa của hàng trăm trẻ không may bị khiếm khuyết cơ thể và trí não. Đau lòng hơn, nhiều em trong số này bị chính gia đình, cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau ra mình chối bỏ.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 2.

Làng Hòa Bình nằm trong BV Từ Dũ.

Và nữ hộ sinh Đoàn Thị Thanh cho biết, cô may mắn khi được góp một phần cuộc đời mình để tạo nên những câu chuyện đẹp về quá trình vượt qua nỗi bất hạnh, vươn lên của các em.

"Vài tháng sau ngày đi Hàn Quốc về, chị tình nguyện làm đơn xin chuyển từ khoa Sơ sinh sang làm tại làng Hòa Bình. 

Các cháu rất tội nghiệp, dù khiếm khuyết cơ thể nhưng cũng cần ăn uống, cần chăm sóc, cần yêu thương như một gia đình. Lúc ấy chị chỉ nghĩ 1/3 quãng đời làm nghề còn lại sẽ dành hết cho các cháu" - nữ hộ sinh kể.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 3.

Chị Thanh chuyển sang làm công việc tại đây từ năm 2012.

Chân ướt chân ráo sang nuôi dưỡng trẻ bị khuyết tật và bệnh nặng, quãng thời gian đầu chị Thanh lúng túng. Vừa khó khăn trong chăm sóc và giao tiếp với trẻ, nữ hộ sinh cũng đôi lần hoảng sợ khi có cô, cậu bé bất ngờ lên cơn động kinh, la hét, đập phá.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 4.

Giờ ngủ trưa của cậu bé dị tật ở làng Hòa Bình.

Bởi vậy theo chị Thanh, phải yêu trẻ và kiên trì lắm mới trụ lại được nơi này. Gần 7 năm qua, nữ hộ sinh đã chứng kiến một số đồng nghiệp dù rất tâm huyết lúc ban đầu nhưng đành xin chuyển công tác vì không chịu nổi áp lực. Nhưng những ai vượt qua được, đều muốn gắn bó với các em cả đời.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 5.

Nhiều trường hợp đã lớn tuổi nhưng đầu óc chỉ như đứa trẻ.

"Bây giờ, làng Hòa Bình còn lại 2 bác sĩ, 15 điều dưỡng, 4 hộ lý, 1 kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Hiện làng đang nuôi 35 trẻ, nhỏ nhất mới 3 tuổi, còn bé "có thâm niên" ở đây nhất là... 38 tuổi" - chị Thanh dí dỏm thông tin.

"Bé bự" mà nữ hộ sinh nhắc đến là Nguyễn Thị Thùy Giang (quê Tiền Giang). Bị bại não bẩm sinh, Giang vào làng từ năm 1996, đến nay đã 23 năm. 

Dù tuổi đã hàng "băm" nhưng đầu óc cô chỉ như một đứa bé 8-9 tuổi, nhân viên y tế bảo sao làm vậy. Đôi lúc, cô cũng đùa giỡn, giành thức ăn, đồ chơi của các em nhỏ như những bạn đồng trang lứa.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 6.

Nữ hộ sinh Thanh tận tình chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bệnh nhi.

Thỉnh thoảng, gia đình có vào thăm Giang nhưng chỉ nhìn vậy chứ không thể đón về. Toàn bộ kinh phí chăm lo cho cô đều được làng Hòa Bình và BV Từ Dũ đài thọ.

Trẻ hơn một chút là trường hợp của Phạm Thị Thu Thủy. Cô bé không biết quê quán, cha mẹ là ai, bởi được người ta nhặt về khi xung quanh không một người thân bên cạnh. 

Thủy vừa bị biến dạng hộp sọ vừa dị tật nặng ở chân. Hai cẳng chân quặt lên phía trước như số phận hẩm hiu, ngượng ngạo mà cuộc đời xếp đặt cho cô. 22 tuổi, Thủy vẫn chỉ là một bé gái. 

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 7.

Một số trường hợp có thâm niên hơn 20 năm sống tại làng Hòa Bình.

Nếu không có sự bảo bọc, thương yêu của các hộ sinh, số phận Thủy giờ thế nào chắc là câu hỏi mà không ai dám nghĩ đến lời đáp.

"Lương Thị Ngọc Ánh - con bỏ rơi, Nguyễn Ngọc Bích - con bỏ rơi...", bảng danh sách những đứa trẻ tương đồng về xuất phát điểm cuộc đời khiến người xem ngậm ngùi.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 8.

Trẻ bị gia đình bỏ rơi được các nữ hộ sinh coi như con.

Đo là lý do mà khi chọn vào đây, các nữ hộ sinh làng Hòa Bình đã tâm niệm trong đầu rằng mình sẽ là những người cha, người mẹ đúng nghĩa của các bé, giúp trẻ phần nào có được hơi ấm gia đình.

Tấm lòng của "người dưng"

Không chỉ chăm lo chuyện ăn mặc, sức khỏe, điều dưỡng Đoàn Thị Thanh còn gánh luôn nhiệm vụ là cô giáo, dạy các em có khả năng đọc hiểu cách đánh vần, làm toán, cùng các em làm bài tập, ôn bài.

"Những em đủ điều kiện đi học đều được làng Hòa Bình gửi ra các trường. Khi về đây, chúng tôi sẽ kèm thêm cho các cháu. Dù bị khuyết tật nhưng nhiều em đã vượt lên hoàn cảnh, học lên đến cấp 3, thậm chí học đại học" - hộ sinh Thanh kể. 

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 9.

 

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 10.

Trẻ tại làng Hòa Bình dù hoàn cảnh rất thương tâm...

Chỉ lên tấm ảnh dán trang trọng trước cửa khoa Phục hồi chức năng, chị Thanh tự hào khi nói về em Trần Minh An.

Bị khuyết tật đầu mặt bẩm sinh, giao tiếp bình thường đã rất khó khăn nhưng vượt qua hoàn cảnh, An cố gắng học tập và đã đỗ vào trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. 

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 11.

... nhưng có những trường hợp đã vượt lên số phận.

Tuy nhiên khi bước vào những năm học cuối, bệnh tật bất ngờ tái phát khiến An không đủ sức khỏe, buộc lòng nhà trường phải bảo lưu kết quả cho em.

"Lúc nghe tin phải ngừng học, An sốc lắm. Nó chạy một mạch ra góc vắng rồi đứng khóc. Chị biết là nó buồn nên chạy theo, an ủi nó, khóc cùng nó. Rồi mình nói với nó học gì cũng được, không học văn hóa được thì mình theo học nghề. 

Miễn làm người có ích cho xã hội là được. Giờ An đã vui vẻ trở lại rồi. Chị thương nó lắm, chị theo sát nó từ lúc sang nước ngoài phẫu thuật đến giờ" - điều dưỡng Thanh tâm sự.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 12.

Điều dưỡng Thanh động viên em Trần Minh An.

Gần 7 năm công tác tại làng Hòa Bình, chị Thanh chứng kiến nhiều đợt biến động số lượng trẻ tại đây. Một số bị chuyển đi những trung tâm bảo trợ xã hội, một phần nhỏ nhoi có gia đình đến đưa về. Còn lại, là trẻ không vượt được bạo bệnh, qua đời.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 13.

Giờ nghỉ trưa, điều dưỡng cũng giành thời gian chăm sóc cho các bé.

Có 1 trường hợp mà chị Thanh không thể nào quên được.

"Thằng bé ấy tên Vũ, phát hiện bị ung thư máu từ nhỏ, chậm lớn lắm. Nó mất năm ngoái khi 18 tuổi, Vũ không có gia đình. Tự nhiên chị thấy thương nó quá, xin ý kiến BV rồi tự liên hệ 2 mạnh thường quân giúp đỡ quan tài và tẩm liệm.

Ngày chôn nó ở Đồng Nai, chị vừa buồn nhưng cũng an ủi phần nào vì bé có chỗ mồ yên mả đẹp. Chứ như bình thường, bé nào mất là phải đem thiêu".

Chứng kiến lẽ tử sinh của cuộc đời, chị Thanh càng thấy trân trọng công việc mình đang làm khi là người níu giữ cuộc đời cho trẻ bất hạnh.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 14.

Một số em có thể tự ăn uống được.

Xót cảnh bé trai, bé gái bại não, bị gia đình bỏ rơi được các mẹ ở làng Hòa Bình nuôi như con ruột - Ảnh 15.

Số khác thì không nhưng nhìn hình ảnh nữ hộ sinh Từ Dũ chăm sóc trẻ, thấy thật ấm lòng.

Năm nào cũng vậy, cứ đến giao thừa, thu xếp nhà cửa xong là chị Thanh lại vào làng Hòa Bình tổ chức vui Tết, lì xì cho các em. 

"Bọn trẻ có thể không biết xài tiền, không biết tiền là gì nhưng cứ được tặng thì vui lắm. Mình đã tâm niệm chừng nào còn làm thì giao thừa, lễ lộc sẽ còn vào với các em. Các em vui khỏe thì đó đã là món quà lớn nhất đối với mình" - hộ sinh Thanh tâm sự.

Hoàng Lê

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh