THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:19

Xem giới trẻ liều lĩnh phớt lệnh cấm, leo 'nóc nhà Hạ Long'

Tới phố Hàng Nồi (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long) không khó để hỏi đường lên núi Bài Thơ.

Theo quan sát của chúng tôi, khi chính quyền cắm biển cấm thì cũng là lúc nhiều hộ dân tự "mở đường" kiếm sống...

Đường lên núi Bài Thơ được các hộ dân mở chui khi hoạt động leo núi bị dừng

Trong vai khách khám phá "nóc nhà Hạ Long" - tôi trả phí 10.000 đồng để được đi qua ngõ nhỏ gần 1m của các hộ dân, rồi qua một đường bậc thang người dân tự xây nối sau một ngôi miếu lên tới đường chính trước đây của núi Bài Thơ.

“Bảng chỉ dẫn” do các hộ dân tự vẽ lên núi

Biển cấm du khách lên núi "với mọi hình thức"

Gần 300m đường lên núi, có rất nhiều đoạn bậc thang đã hư hỏng, có nơi chỉ còn đá nhọn lởm chởm, người đi phải trèo qua từng phiến đá để lên. Các nhà vệ sinh cùng trạm dừng chân đã không còn được sử dụng.

Con đường này do các hộ dân tự tạo ra, ngập đầy rác

Dù vậy, nhiều du khách cùng người dân bản địa vẫn bỏ qua lệnh cấm cùng sự nguy hiểm để chinh phục “nóc nhà Hạ Long”.

Lan can bảo vệ cùng nhà dừng chân chi chít các hình vẽ...

Nhiều đoạn đường chỉ còn đá chông chênh

Đường lên xuống rất nguy hiểm

Nhiều người bỏ qua sự nguy hiểm để chinh phục “nóc nhà Hạ Long”

Mang cả đồ ăn lên núi

Trên đỉnh núi có rất nhiều rác, chủ yếu là chai nhựa và túi nilon gói đồ ăn

Núi Bài Thơ là ngọn núi tọa lạc ngay trung tâm TP Hạ Long, cao khoảng 200m. Ban đầu núi có tên gọi là Truyền Đăng, tức Rọi Đèn, để chỉ vọng gác trọng yếu của cửa ải Đông Bắc.
Từ năm 1468, khi vua Lê Thánh Tông cho khắc bài thơ lên vách núi, Truyền Đăng đuợc đổi thành núi Bài Thơ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh