CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:45

Xác định thời điểm được tính giảm trừ gia cảnh

Bà Hà nộp hồ sơ cho công ty để thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cháu ruột không ở cùng hộ khẩu (bố cháu đã chết) gồm: Bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng được UBND phường nơi cháu của bà đang thường trú xác nhận ngày 27/5/2016; Bản đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, bà có ghi thời điểm bắt đầu tính giảm trừ là tháng 1/2016.

Nhưng Phòng kế toán công ty bà Hà không đồng ý với lý do, UBND phường xác nhận từ tháng 5/2016 nên chỉ được tính giảm trừ từ tháng 5/2016, khi quyết toán thuế cũng chỉ tính từ tháng 5/2016 và yêu cầu khai lại tính giảm trừ từ tháng 5/2016.

Theo bà Hà hiểu, bà có thể được giảm trừ từ khi phát sinh nghĩa vụ, không phải từ khi UBND phường xác nhận. Thực tế, bà Hà đã được giảm trừ ở công ty cũ; nay chuyển qua công ty mới bà phải làm lại hồ sơ chứng minh. Bà Hà hỏi, kế toán công ty yêu cầu như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có ý kiến như sau:

Căc cứ Điểm c, d, đ, e; Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTCngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân:

"... c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó...

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các Tiết d.2, d.3, d.4, Điểm d, Khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại Tiết đ.1.1, Điểm đ, Khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...)...".

Trường hợp theo bà Hà trình bày, tháng 5/2016 có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cháu ruột đã phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng từ tháng 1/2016. Nếu cháu ruột của bà đáp ứng là người phụ thuộc theo quy định Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì bà được tính giảm trừ gia cảnh cho người cháu ruột nêu trên từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (tháng 1/2016).

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh