THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:34

WHO: Các nước nghèo chưa có vaccine phòng COVID-19

Báo Tin tức đưa tin, phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva ngày 8/1, ông Ghebreyesus cho biết ngay từ đầu, các nước giàu đã chiếm phần lớn nguồn cung các loại vaccine phòng COVID-19. Ông kêu gọi các nước giàu và các hãng sản xuất vaccine ngừng các thỏa thuận song phương vì sẽ ảnh hưởng tới Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX do WHO khởi xướng nhằm phân phối vaccine cho các nước nghèo. Ông cũng kêu gọi những nước đặt mua quá nhiều vaccine nên cung cấp và chia sẻ cho cơ chế toàn cầu này.

Các nước nghèo chưa có vaccine phòng COVID-19, phát hiện ung thư di truyền từ mẹ sang con - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Tổng giám đốc WHO, có một vấn đề rõ ràng là các nước có thu có thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa nhận được nguồn cung vaccine phòng COVID-19. Hiện 42 nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng phòng COVID-19, mà 36 nước trong số này là những nước có thu nhập cao và chỉ có 6 nước có thu nhập trung bình.

Cho đến nay, các quốc gia giàu có bao gồm Anh, các thành viên Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Thụy Sĩ và Israel là những nước đứng đầu nhóm chờ đợi giao vaccine từ các hãng bào chế, trong đó có hãng Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) và AstraZeneca (Anh).

Tổng giám đốc WHO cho biết trong những tuần gần đây, số ca nhiễm đã gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, người dân cần tuân thủ các biện pháp hạn chế và quy định giãn cách xã hội để chặn đà gia tăng lây lan của dịch bệnh.

Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 12h ngày 9/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 89.358.774 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.922.156 ca tử vong. Trên 64 triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn thế giới đã phục hồi.

Theo Vietnamnet đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản vừa công bố báo cáo khoa học về 2 trường hợp bé trai mắc ung thư phổi do lây truyền từ mẹ sang con. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y học New England.

2 bệnh nhi 23 tháng và 6 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi do hấp thụ tế bào ung thư cổ từ cung từ nước ối của mẹ trong quá trình sinh nở. Sau đó các tế bào ung thư sinh sôi, di chuyển gây ung thư phổi.

Kết quả phân tích gene di truyền của 2 bệnh nhi phát hiện DNA tế bào ung thư với các đột biến có vị trí sắp xếp giống hệt cơ thể mẹ.

Bệnh nhi 23 tháng tuổi được đưa đến viện do ho kéo dài suốt 2 tuần không đỡ. Hình ảnh chụp CT phát hiện một khối u dọc phế quản ở cả 2 phổi. Kết quả sinh thiết khẳng định, bé trai mắc ung thư không phải tế bào nhỏ.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhi 6 tuổi, đến viện với biểu hiện đau tức ngực. Các bác sĩ phát hiện bên phổi trái có một khối u, chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến nhầy, một dạng của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Khi đang mang bầu, mẹ cậu bé được phát hiện có polyp ở cổ tử cong, song kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm tính và khối u có vẻ ổn định. Nghĩ u lành tính, người mẹ quyết định sinh thường bé trai ở tuần thai thứ 38.

Trường hợp bệnh nhi 6 tuổi đã trải qua nhiều đợt hoá trị nhưng ung thư không thoái lui. Sau đó, cậu bé được phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái. 15 tháng sau, kết quả xét nghiệm không phát hiện tế bào ung thư.

Sau khi sinh, cả 2 bà mẹ đã đã lần lượt qua đời do không chống đỡ nổi ung thư cổ tử cung.

Theo các báo cáo, việc lây truyền ung thư từ mẹ sang con cực kỳ hiếm, với tỉ lệ 1/500.000 trường hợp mẹ bị ung thư. Trước đây đã có 18 trường hợp được báo cáo song tất cả đều cho rằng lây truyền qua nhau thai.

Vì vậy, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản được xem là bước ngoặt lớn, làm thay đổi nhận thức của các bác sĩ về đường lây truyền của ung thư.

MỘC MIÊN (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh