CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:31

Vượt qua đại dịch Covid-19, ngành LĐ-TB&XH Bình Dương đảm bảo an sinh xã hội

Với việc thay đổi chiến lược chống dịch từ “không có Covid-19” sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bình Dương đã trở về trạng thái “bình thường mới” với những tín hiệu khả quan; tình hình phát triển kinh tế - xã hội dần ổn định và khôi phục sau đại dịch, các doanh nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt thích ứng, bắt nhịp sản xuất, nổ lực lớn trong những tháng còn lại để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Để bảo đảm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời góp phần hỗ trợ người dân, nhất là lao động nhập cư ở trọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh Bình Dương triển khai, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động theo chính sách của Trung ương và của tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh Bình Dương triển khai, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động theo chính sách của Trung ương và của tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh Bình Dương triển khai, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động theo chính sách của Trung ương và của tỉnh.

Theo ông Lê Minh Quốc Cường, tính đến ngày 10/1/2022, Bình Dương đã chi hỗ trợ cho 4.355.530 lượt người, với số tiền 3.920,885 tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, Quyết định 12/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND.

Riêng đối với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất: Số đơn vị được giảm mức đóng là 14.408 đơn vị có 1.029.122 lượt lao động, với số tiền là 555,215 tỷ đồng.

Về chính sách cho vay trả lương ngừng việc và vay trả lương phục hồi sản xuất sau khi tạm dừng hoạt động: Đã giải ngân cho 102 đơn vị sử dụng lao động vay với số tiền là 219,68 tỷ đồng (trong đó, đã giải ngân cho 24 đơn vị sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc với số tiền là 3,75 tỷ đồng và giải ngân cho 78 đơn vị sử dụng lao động vay trả lương phục hồi sản xuất với số tiền là 215,93 tỷ đồng).

Hỗ trợ người sử dụng lao động giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 12.282 đơn vị với số tiền 415,379 tỷ đồng, đã hoàn thành việc thông báo hỗ trợ đến người sử dụng lao động. Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động 1.059.919 trường hợp với số tiền 2.424,68 tỷ đồng (đang tham gia BHTN: 987.426 trường hợp với số tiền 2,227,96 tỷ đồng, NLĐ dừng tham gia BHTN: 72,493 trường hợp với số tiền 146,84 tỷ đồng).

Tính đến ngày 10/1/2022, Bình Dương đã chi hỗ trợ cho 4.355.530 lượt người, với số tiền là 3.920,885 tỷ đồng hưởng chế độ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, Quyết định 12/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND.

Tính đến ngày 10/1/2022, Bình Dương đã chi hỗ trợ cho 4.355.530 lượt người, với số tiền là 3.920,885 tỷ đồng hưởng chế độ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, Quyết định 12/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND.

Đồng thời, Bình Dương đã cấp gạo cho 2.084.841 người dân khó khăn với tổng số 14.232,459 tấn gạo, trong đó: Cục Dự trữ Quốc gia là 11.325 tấn; từ UBND TP Hà Nội hỗ trợ là 1.200 tấn; từ nguồn vận động của UBMTTQVN tỉnh và Sở Công Thương tỉnh vận động là 1.707,459 tấn, tỷ lệ đã cấp tới tay người dân đạt 100% (trong đó các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ 15kg gạo/người, với 55.000 người được hỗ trợ, tổng số 825 tấn gạo).

Hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân (Quyết định 13/2021/QĐ-UBND và Quyết định 14/2021/QĐ-UBND): Đã hỗ trợ cho 1.673.322 người bằng lương thực thực phẩm, tổng kinh phí thực hiện là 1.045,411 tỷ đồng. Hỗ trợ, phối hợp các tỉnh đưa người dân có hoàn cảnh khó khăn về nơi thường trú được 46 đợt (với 26 tỉnh), đưa 11.650 người.

Ngoài các chính sách hỗ trên, Ngành LĐ-TB&XH phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ hỗ trợ thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong năm 2021 với tổng số tiền là 247,24 tỷ đồng.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch Covid-19 để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm ổn định cuộc sống.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch Covid-19 để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm ổn định cuộc sống.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch Covid-19 để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm ổn định cuộc sống; thực hiện các chính sách chăm lo Tết cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội…

Phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện các chính sách chăm lo Tết cho người lao động khó khăn, người lao động ở lại Bình Dương đón Tết để người dân đón xuân an lành (Tổng các nguồn kinh phí dự trù chăm lo người lao động đón Tết năm 2022 tại Bình Dương là hơn 435 tỷ đồng, trong đó: Kế hoạch của các cấp công đoàn là hơn 231 tỷ đồng, Kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là hơn 191 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương hỗ trợ mỗi suất quà 500.000 đồng/người cho 23.950 lao động có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí khoảng 12 tỷ đồng).

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh