Vui buồn tác nghiệp tại King’s Cup
- Văn hóa - Giải trí
- 16:57 - 23/06/2019
Hành trình gian khổ tới Buriram
Buriram là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 400km theo đường ô tô. Ban đầu, BTC King’s Cup không có ý định tổ chức giải đấu tại đây, nhưng cuối cùng lại lựa chọn vì một số lý do.
Quyết định của BTC lại báo hại cho đội tuyển Việt Nam cùng những ai phải di chuyển tới Buriam trong những ngày nắng lửa. Hành trình di chuyển tới Buriram khiến tất cả phải ngao ngán. Thậm chí HLV Park Hang Seo cũng phải thừa nhận ông đã sai lầm vì nhận lời tham dự giải, khi chứng kiến các học trò mất quá nhiều sức mới tới được địa điểm thi đấu.
Đội tuyển Việt Nam mất tới hơn 20 tiếng đồng hồ cả di chuyển và chờ đợi mới đến Buriram. Đây thực sự là một bất lợi lớn bởi các cầu thủ không có nhiều thời gian tập luyện cho giải đấu. Nhưng dẫu sao HLV Park Hang Seo cùng các học trò còn sướng chán. Họ được di chuyển toàn bộ bằng máy bay, và khi chờ nối chuyến được ở khách sạn hạng sang. Chỉ khổ cho các phóng viên Việt Nam theo chân đội tuyển tác nghiệp ở King’s Cup, đã phải trải qua một hành trình đầy gian nan.
Hầu hết giới truyền thông Việt Nam đều di chuyển từ Hà Nội hay TP.HCM sang Bankok bằng máy bay, và chỉ một số ít người có “điều kiện” bay tiếp một chặng nữa tới Buriram. Còn lại, các phóng viên buộc phải di chuyển bằng những cách khác nhau như ô tô, tàu, thậm chí phải thuê xe. Giá vé từ Bangkok tới Buriram không quá đắt, khoảng 300 Baht (hơn 200 nghìn đồng), nhưng với quãng đường 400km, các phóng viên phải ngồi trên xe tới 7 - 8 tiếng đồng hồ, ai cũng oải. Đó là chưa kể một đồng nghiệp của người viết kể rằng khi xe của anh đi được một nửa đường thì bất ngờ bị “bán khách” cho một xe khác chất lượng kém hơn rất nhiều, và phải đứng thay vì ngồi. Do chẳng ai biết tiếng Thái Lan, nên đành chấp nhận chịu khổ đến hết hành trình.
Đi như nào thì về còn khó khăn hơn bởi các hãng xe đều trong tình trạng quá tải khi hàng nghìn CĐV nước chủ nhà đã đặt mua vé từ sớm. Chẳng còn cách nào, các phóng viên Việt Nam buộc phải thuê xe từ 7 đến 16 chỗ, giá cực đắt, khoảng 5 - 7 triệu đồng.
Từng tham dự nhiều sự kiện quốc tế, nhưng cuộc “hành quân” tới Buriram để lại nhiều cảm xúc vui, buồn nhất với các phóng viên “chiến trường” Việt Nam. Đó là chưa kể tại đây, giới truyền thông luôn phải bám sát đội tuyển, trong từng buổi tập, buổi họp báo, thi đấu... khiến chi phí đội lên rất nhiều so với kế hoạch.
Ảnh minh họa
Mặc vest giữa cái nóng 40 độ
Một câu chuyện hi hữu diễn ra trước thềm trận chung kết King’s Cup 2019, khi nước chủ nhà yêu cầu cánh phóng viên Việt Nam phải tuân thủ tối đa các quy định về trang phục cho trận chung kết, bao gồm việc mặc áo vest, bên trong là áo có cổ tối màu.
Trước đó, BTC chỉ thông báo chung chung rằng tất cả phóng viên tác nghiệp trong sân phải có trang phục nghiêm chỉnh như áo thun có cổ, quần màu sậm, không được mang dép, trang phục không sặc sỡ.
King’s Cup là giải đấu mang ý nghĩa tôn vinh nhà vua Thái Lan, vì vậy có khá nhiều quy định về trang phục dành cho tất cả những ai tham gia tác nghiệp trong giải. Dĩ nhiên, các phóng viên Việt Nam ai cũng tuân thủ quy định, chuẩn bị sẵn quần dài, áo có cổ, giày… Nhưng đến trưa ngày 7/6, tức chỉ 1 ngày trước trận chung kết, BTC đột ngột thông báo siết chặt quy định trang phục, bắt buộc các phóng viên phải mang vest mới được xuống sân tác nghiệp.
Điều này gây ra cản trở lớn cho tất cả bởi có thể tìm được một bộ vest ở thành phố nhỏ bé như Buriram không phải là chuyện dễ dàng. Giá lại khá đắt đỏ, lên đến khoảng 3000 - 5000 baht/bộ (khoảng 2 - 4 triệu đồng). Tuy nhiên cũng có nhiều phóng viên Việt linh động hơn không mua áo vest, họ chọn lựa các cửa tiệm áo cưới ở đây để thuê lại với giá 500 - 800 baht/1 bộ vest. Nhưng việc mặc vest tác nghiệp một trận bóng đá thì là điều chưa từng xảy ra trong tiền lệ của bóng đá Việt Nam.
Khổ cho phóng viên Việt Nam kinh phí đã hạn chế, thì giờ lại thêm phát sinh. Nhiều cửa hàng khi thấy hàng trăm phóng viên tới mua hay thuê, đã bất ngờ tăng giá. Diện lên người bộ vest lịch lãm, phóng viên Việt Nam tranh thủ chụp những bức ảnh làm kỷ niệm trong phòng… họp báo, nơi có máy lạnh mát mẻ. Còn khi xuống sân, tất cả phải khoác thêm một chiếc áo bib dày màu cam, nóng càng thêm nóng.
Dưới cái nóng 40 độ, lại không được phép mang nước xuống sân (nhân viên an ninh kiểm tra rất kỹ không cho phóng viên mang chai nước vào sân), những “quý ông” lịch lãm giờ xuất hiện với khuôn mặt nhăn nhó vì người ướt đẫm mồ hôi. Trận đấu diễn ra gần 2 tiếng cả đá penalty, thêm 1 tiếng nữa trao giải, đó thực sự là khoảng thời gian dài hơn bao giờ hết với những ai diện bộ vest trên người.
Phải đến khi kết thúc buổi họp báo, tất cả mới nhanh chóng cởi bộ vest đáng ghét kia ra, lúc đó mới như trút được gánh nặng.
Có phóng viên tâm sự, đây có lẽ là nỗi sợ mà sẽ nhớ tới già, khi chẳng khác nào “không mưa lại mặc áo mưa”. Cái cảm giác mặc trên người bộ quần áo vừa dày, vừa bó chặt, mồ hôi túa ra ướt từ đầu tới chân, rồi phải vác một đống đồ máy tính, máy ảnh, chưa kể hết chạy lên khán đài chụp VIP, lại phải đổi sân hết hiệp hay khi đá penalty… khiến ai cũng phải cười ra nước mắt.
Những câu chuyện cảm động xứ người
Tác nghiệp ở một giải đấu như King’s Cup không chỉ là những chuyện gian khổ, khó khăn. Thực tế, đó chỉ là kỷ niệm vui mỗi khi các phóng viên gặp lại. Tất cả tự cảm thấy thấy… phục cho bản thân mình vì hoàn cảnh nào cũng thích nghi. Điều đọng lại với giới truyền thông Việt Nam chính là tình cảm mà họ dành cho nhau khi cùng chiến tuyến nơi xứ người. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, luôn là hình ảnh không lẫn vào đâu được của các phóng viên đến từ dải đất hình chữ S.
Đó là trận liên quân báo chí Việt Nam thắng đội phóng viên Thái Lan với tỷ số đậm ngay trước trận chung kết King’s Cup, dù phải chơi trên sân khách. Dù bị mất sức vì di chuyển, không kịp quen với thời tiết, nhưng đội của Việt Nam đã chơi một trận đấu thật hay vì tình đoàn kết, và vì màu cờ sắc áo. Ngày cuối trước khi về Việt Nam, một phóng viên bị mất hộ chiếu, đã có ngay đồng nghiệp ở lại để cùng làm thủ tục bảo lãnh từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Hay trước đó là một phóng viên bị sốt cao, đã được các phóng viên thường trú của Đài VOV đưa tới khám bác sĩ.
Chính HLV Park Hang Seo cũng nhiều lần thừa nhận báo chí Việt Nam có một lực lượng đông đảo bậc nhất khu vực, và là đội quân rất đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Hành trình gian khổ tới Buriram
Buriram là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 400km theo đường ô tô. Ban đầu, BTC King’s Cup không có ý định tổ chức giải đấu tại đây, nhưng cuối cùng lại lựa chọn vì một số lý do.
Quyết định của BTC lại báo hại cho đội tuyển Việt Nam cùng những ai phải di chuyển tới Buriam trong những ngày nắng lửa. Hành trình di chuyển tới Buriram khiến tất cả phải ngao ngán. Thậm chí HLV Park Hang Seo cũng phải thừa nhận ông đã sai lầm vì nhận lời tham dự giải, khi chứng kiến các học trò mất quá nhiều sức mới tới được địa điểm thi đấu.
Đội tuyển Việt Nam mất tới hơn 20 tiếng đồng hồ cả di chuyển và chờ đợi mới đến Buriram. Đây thực sự là một bất lợi lớn bởi các cầu thủ không có nhiều thời gian tập luyện cho giải đấu. Nhưng dẫu sao HLV Park Hang Seo cùng các học trò còn sướng chán. Họ được di chuyển toàn bộ bằng máy bay, và khi chờ nối chuyến được ở khách sạn hạng sang. Chỉ khổ cho các phóng viên Việt Nam theo chân đội tuyển tác nghiệp ở King’s Cup, đã phải trải qua một hành trình đầy gian nan.
Hầu hết giới truyền thông Việt Nam đều di chuyển từ Hà Nội hay TP.HCM sang Bankok bằng máy bay, và chỉ một số ít người có “điều kiện” bay tiếp một chặng nữa tới Buriram. Còn lại, các phóng viên buộc phải di chuyển bằng những cách khác nhau như ô tô, tàu, thậm chí phải thuê xe. Giá vé từ Bangkok tới Buriram không quá đắt, khoảng 300 Baht (hơn 200 nghìn đồng), nhưng với quãng đường 400km, các phóng viên phải ngồi trên xe tới 7 - 8 tiếng đồng hồ, ai cũng oải. Đó là chưa kể một đồng nghiệp của người viết kể rằng khi xe của anh đi được một nửa đường thì bất ngờ bị “bán khách” cho một xe khác chất lượng kém hơn rất nhiều, và phải đứng thay vì ngồi. Do chẳng ai biết tiếng Thái Lan, nên đành chấp nhận chịu khổ đến hết hành trình.
Đi như nào thì về còn khó khăn hơn bởi các hãng xe đều trong tình trạng quá tải khi hàng nghìn CĐV nước chủ nhà đã đặt mua vé từ sớm. Chẳng còn cách nào, các phóng viên Việt Nam buộc phải thuê xe từ 7 đến 16 chỗ, giá cực đắt, khoảng 5 - 7 triệu đồng.
Từng tham dự nhiều sự kiện quốc tế, nhưng cuộc “hành quân” tới Buriram để lại nhiều cảm xúc vui, buồn nhất với các phóng viên “chiến trường” Việt Nam. Đó là chưa kể tại đây, giới truyền thông luôn phải bám sát đội tuyển, trong từng buổi tập, buổi họp báo, thi đấu... khiến chi phí đội lên rất nhiều so với kế hoạch.
Mặc vest giữa cái nóng 40 độ
Một câu chuyện hi hữu diễn ra trước thềm trận chung kết King’s Cup 2019, khi nước chủ nhà yêu cầu cánh phóng viên Việt Nam phải tuân thủ tối đa các quy định về trang phục cho trận chung kết, bao gồm việc mặc áo vest, bên trong là áo có cổ tối màu.
Trước đó, BTC chỉ thông báo chung chung rằng tất cả phóng viên tác nghiệp trong sân phải có trang phục nghiêm chỉnh như áo thun có cổ, quần màu sậm, không được mang dép, trang phục không sặc sỡ.
King’s Cup là giải đấu mang ý nghĩa tôn vinh nhà vua Thái Lan, vì vậy có khá nhiều quy định về trang phục dành cho tất cả những ai tham gia tác nghiệp trong giải. Dĩ nhiên, các phóng viên Việt Nam ai cũng tuân thủ quy định, chuẩn bị sẵn quần dài, áo có cổ, giày… Nhưng đến trưa ngày 7/6, tức chỉ 1 ngày trước trận chung kết, BTC đột ngột thông báo siết chặt quy định trang phục, bắt buộc các phóng viên phải mang vest mới được xuống sân tác nghiệp.
Điều này gây ra cản trở lớn cho tất cả bởi có thể tìm được một bộ vest ở thành phố nhỏ bé như Buriram không phải là chuyện dễ dàng. Giá lại khá đắt đỏ, lên đến khoảng 3000 - 5000 baht/bộ (khoảng 2 - 4 triệu đồng). Tuy nhiên cũng có nhiều phóng viên Việt linh động hơn không mua áo vest, họ chọn lựa các cửa tiệm áo cưới ở đây để thuê lại với giá 500 - 800 baht/1 bộ vest. Nhưng việc mặc vest tác nghiệp một trận bóng đá thì là điều chưa từng xảy ra trong tiền lệ của bóng đá Việt Nam.
Khổ cho phóng viên Việt Nam kinh phí đã hạn chế, thì giờ lại thêm phát sinh. Nhiều cửa hàng khi thấy hàng trăm phóng viên tới mua hay thuê, đã bất ngờ tăng giá. Diện lên người bộ vest lịch lãm, phóng viên Việt Nam tranh thủ chụp những bức ảnh làm kỷ niệm trong phòng… họp báo, nơi có máy lạnh mát mẻ. Còn khi xuống sân, tất cả phải khoác thêm một chiếc áo bib dày màu cam, nóng càng thêm nóng.
Dưới cái nóng 40 độ, lại không được phép mang nước xuống sân (nhân viên an ninh kiểm tra rất kỹ không cho phóng viên mang chai nước vào sân), những “quý ông” lịch lãm giờ xuất hiện với khuôn mặt nhăn nhó vì người ướt đẫm mồ hôi. Trận đấu diễn ra gần 2 tiếng cả đá penalty, thêm 1 tiếng nữa trao giải, đó thực sự là khoảng thời gian dài hơn bao giờ hết với những ai diện bộ vest trên người.
Phải đến khi kết thúc buổi họp báo, tất cả mới nhanh chóng cởi bộ vest đáng ghét kia ra, lúc đó mới như trút được gánh nặng.
Có phóng viên tâm sự, đây có lẽ là nỗi sợ mà sẽ nhớ tới già, khi chẳng khác nào “không mưa lại mặc áo mưa”. Cái cảm giác mặc trên người bộ quần áo vừa dày, vừa bó chặt, mồ hôi túa ra ướt từ đầu tới chân, rồi phải vác một đống đồ máy tính, máy ảnh, chưa kể hết chạy lên khán đài chụp VIP, lại phải đổi sân hết hiệp hay khi đá penalty… khiến ai cũng phải cười ra nước mắt.
Những câu chuyện cảm động xứ người
Tác nghiệp ở một giải đấu như King’s Cup không chỉ là những chuyện gian khổ, khó khăn. Thực tế, đó chỉ là kỷ niệm vui mỗi khi các phóng viên gặp lại. Tất cả tự cảm thấy thấy… phục cho bản thân mình vì hoàn cảnh nào cũng thích nghi. Điều đọng lại với giới truyền thông Việt Nam chính là tình cảm mà họ dành cho nhau khi cùng chiến tuyến nơi xứ người. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, luôn là hình ảnh không lẫn vào đâu được của các phóng viên đến từ dải đất hình chữ S.
Đó là trận liên quân báo chí Việt Nam thắng đội phóng viên Thái Lan với tỷ số đậm ngay trước trận chung kết King’s Cup, dù phải chơi trên sân khách. Dù bị mất sức vì di chuyển, không kịp quen với thời tiết, nhưng đội của Việt Nam đã chơi một trận đấu thật hay vì tình đoàn kết, và vì màu cờ sắc áo. Ngày cuối trước khi về Việt Nam, một phóng viên bị mất hộ chiếu, đã có ngay đồng nghiệp ở lại để cùng làm thủ tục bảo lãnh từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Hay trước đó là một phóng viên bị sốt cao, đã được các phóng viên thường trú của Đài VOV đưa tới khám bác sĩ.
Chính HLV Park Hang Seo cũng nhiều lần thừa nhận báo chí Việt Nam có một lực lượng đông đảo nhất khu vực, và là đội quân rất đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Hành trình gian khổ tới Buriram
Buriram là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 400km theo đường ô tô. Ban đầu, BTC King’s Cup không có ý định tổ chức giải đấu tại đây, nhưng cuối cùng lại lựa chọn vì một số lý do.
Quyết định của BTC lại báo hại cho đội tuyển Việt Nam cùng những ai phải di chuyển tới Buriam trong những ngày nắng lửa. Hành trình di chuyển tới Buriram khiến tất cả phải ngao ngán. Thậm chí HLV Park Hang Seo cũng phải thừa nhận ông đã sai lầm vì nhận lời tham dự giải, khi chứng kiến các học trò mất quá nhiều sức mới tới được địa điểm thi đấu.
Đội tuyển Việt Nam mất tới hơn 20 tiếng đồng hồ cả di chuyển và chờ đợi mới đến Buriram. Đây thực sự là một bất lợi lớn bởi các cầu thủ không có nhiều thời gian tập luyện cho giải đấu. Nhưng dẫu sao HLV Park Hang Seo cùng các học trò còn sướng chán. Họ được di chuyển toàn bộ bằng máy bay, và khi chờ nối chuyến được ở khách sạn hạng sang. Chỉ khổ cho các phóng viên Việt Nam theo chân đội tuyển tác nghiệp ở King’s Cup, đã phải trải qua một hành trình đầy gian nan.
Hầu hết giới truyền thông Việt Nam đều di chuyển từ Hà Nội hay TP.HCM sang Bankok bằng máy bay, và chỉ một số ít người có “điều kiện” bay tiếp một chặng nữa tới Buriram. Còn lại, các phóng viên buộc phải di chuyển bằng những cách khác nhau như ô tô, tàu, thậm chí phải thuê xe. Giá vé từ Bangkok tới Buriram không quá đắt, khoảng 300 Baht (hơn 200 nghìn đồng), nhưng với quãng đường 400km, các phóng viên phải ngồi trên xe tới 7 - 8 tiếng đồng hồ, ai cũng oải. Đó là chưa kể một đồng nghiệp của người viết kể rằng khi xe của anh đi được một nửa đường thì bất ngờ bị “bán khách” cho một xe khác chất lượng kém hơn rất nhiều, và phải đứng thay vì ngồi. Do chẳng ai biết tiếng Thái Lan, nên đành chấp nhận chịu khổ đến hết hành trình.
Đi như nào thì về còn khó khăn hơn bởi các hãng xe đều trong tình trạng quá tải khi hàng nghìn CĐV nước chủ nhà đã đặt mua vé từ sớm. Chẳng còn cách nào, các phóng viên Việt Nam buộc phải thuê xe từ 7 đến 16 chỗ, giá cực đắt, khoảng 5 - 7 triệu đồng.
Từng tham dự nhiều sự kiện quốc tế, nhưng cuộc “hành quân” tới Buriram để lại nhiều cảm xúc vui, buồn nhất với các phóng viên “chiến trường” Việt Nam. Đó là chưa kể tại đây, giới truyền thông luôn phải bám sát đội tuyển, trong từng buổi tập, buổi họp báo, thi đấu... khiến chi phí đội lên rất nhiều so với kế hoạch.
Mặc vest giữa cái nóng 40 độ
Một câu chuyện hi hữu diễn ra trước thềm trận chung kết King’s Cup 2019, khi nước chủ nhà yêu cầu cánh phóng viên Việt Nam phải tuân thủ tối đa các quy định về trang phục cho trận chung kết, bao gồm việc mặc áo vest, bên trong là áo có cổ tối màu.
Trước đó, BTC chỉ thông báo chung chung rằng tất cả phóng viên tác nghiệp trong sân phải có trang phục nghiêm chỉnh như áo thun có cổ, quần màu sậm, không được mang dép, trang phục không sặc sỡ.
King’s Cup là giải đấu mang ý nghĩa tôn vinh nhà vua Thái Lan, vì vậy có khá nhiều quy định về trang phục dành cho tất cả những ai tham gia tác nghiệp trong giải. Dĩ nhiên, các phóng viên Việt Nam ai cũng tuân thủ quy định, chuẩn bị sẵn quần dài, áo có cổ, giày… Nhưng đến trưa ngày 7/6, tức chỉ 1 ngày trước trận chung kết, BTC đột ngột thông báo siết chặt quy định trang phục, bắt buộc các phóng viên phải mang vest mới được xuống sân tác nghiệp.
Điều này gây ra cản trở lớn cho tất cả bởi có thể tìm được một bộ vest ở thành phố nhỏ bé như Buriram không phải là chuyện dễ dàng. Giá lại khá đắt đỏ, lên đến khoảng 3000 - 5000 baht/bộ (khoảng 2 - 4 triệu đồng). Tuy nhiên cũng có nhiều phóng viên Việt linh động hơn không mua áo vest, họ chọn lựa các cửa tiệm áo cưới ở đây để thuê lại với giá 500 - 800 baht/1 bộ vest. Nhưng việc mặc vest tác nghiệp một trận bóng đá thì là điều chưa từng xảy ra trong tiền lệ của bóng đá Việt Nam.
Khổ cho phóng viên Việt Nam kinh phí đã hạn chế, thì giờ lại thêm phát sinh. Nhiều cửa hàng khi thấy hàng trăm phóng viên tới mua hay thuê, đã bất ngờ tăng giá. Diện lên người bộ vest lịch lãm, phóng viên Việt Nam tranh thủ chụp những bức ảnh làm kỷ niệm trong phòng… họp báo, nơi có máy lạnh mát mẻ. Còn khi xuống sân, tất cả phải khoác thêm một chiếc áo bib dày màu cam, nóng càng thêm nóng.
Dưới cái nóng 40 độ, lại không được phép mang nước xuống sân (nhân viên an ninh kiểm tra rất kỹ không cho phóng viên mang chai nước vào sân), những “quý ông” lịch lãm giờ xuất hiện với khuôn mặt nhăn nhó vì người ướt đẫm mồ hôi. Trận đấu diễn ra gần 2 tiếng cả đá penalty, thêm 1 tiếng nữa trao giải, đó thực sự là khoảng thời gian dài hơn bao giờ hết với những ai diện bộ vest trên người.
Phải đến khi kết thúc buổi họp báo, tất cả mới nhanh chóng cởi bộ vest đáng ghét kia ra, lúc đó mới như trút được gánh nặng.
Có phóng viên tâm sự, đây có lẽ là nỗi sợ mà sẽ nhớ tới già, khi chẳng khác nào “không mưa lại mặc áo mưa”. Cái cảm giác mặc trên người bộ quần áo vừa dày, vừa bó chặt, mồ hôi túa ra ướt từ đầu tới chân, rồi phải vác một đống đồ máy tính, máy ảnh, chưa kể hết chạy lên khán đài chụp VIP, lại phải đổi sân hết hiệp hay khi đá penalty… khiến ai cũng phải cười ra nước mắt.
Những câu chuyện cảm động xứ người
Tác nghiệp ở một giải đấu như King’s Cup không chỉ là những chuyện gian khổ, khó khăn. Thực tế, đó chỉ là kỷ niệm vui mỗi khi các phóng viên gặp lại. Tất cả tự cảm thấy thấy… phục cho bản thân mình vì hoàn cảnh nào cũng thích nghi. Điều đọng lại với giới truyền thông Việt Nam chính là tình cảm mà họ dành cho nhau khi cùng chiến tuyến nơi xứ người. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, luôn là hình ảnh không lẫn vào đâu được của các phóng viên đến từ dải đất hình chữ S.
Đó là trận liên quân báo chí Việt Nam thắng đội phóng viên Thái Lan với tỷ số đậm ngay trước trận chung kết King’s Cup, dù phải chơi trên sân khách. Dù bị mất sức vì di chuyển, không kịp quen với thời tiết, nhưng đội của Việt Nam đã chơi một trận đấu thật hay vì tình đoàn kết, và vì màu cờ sắc áo. Ngày cuối trước khi về Việt Nam, một phóng viên bị mất hộ chiếu, đã có ngay đồng nghiệp ở lại để cùng làm thủ tục bảo lãnh từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Hay trước đó là một phóng viên bị sốt cao, đã được các phóng viên thường trú của Đài VOV đưa tới khám bác sĩ.
Chính HLV Park Hang Seo cũng nhiều lần thừa nhận báo chí Việt Nam có một lực lượng đông đảo nhất khu vực, và là đội quân rất đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
PV
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?
Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc