CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:26

Vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp phải đảm bảo phòng, chống dịch, đồng thời đảm bảo sản xuất an toàn

Tại Việt Nam đang có 366 KCN khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng. Hiện đang có gần 11.000 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX, với khoảng 3,83 triệu lao động. Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế không chỉ đang tạo việc làm ổn định cho lực lượng lớn lao động, với thu cập trung bình cao so với mặt bằng chung, mà còn là những doanh nghiệp phụ trợ quan trọng của những thương hiệu hàng điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy hay chế biến nông, thủy, hải sản, thực phẩm. Tức là đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và lây nhiễm trong cộng đồng, tại nơi làm việc, nhất là trong khu công nghiệp, doanh nghiệp tập trung đông lao động hiện nay, đặc biệt tại Bắc Giang với gần 2200 ca mắc, Bắc Ninh gần 1000 ca mắc, và tại hai thành phố lớn nhất cả nước là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các trung tâm sản xuất công nghiệp của nước ta như Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai tình hình dịch bệnh cũng đang lây nhiễm với diễn biến rất phức tạp, khó lường, đặt ra cho các địa phương và Chính phủ, các cơ quan quản lý và cả hệ thống chính trị một vấn đề rất lớn, là vừa đảm bảo phòng, chống dịch, đồng thời đảm bảo sản xuất an toàn.

 Kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp

Sau khi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành Quyết định số số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành Hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động, ngày 14 tháng 8 năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, người sử dụng lao động và người lao động nghiêm túc triển khai Quyết định và phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp triển khai việc phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, tiến hành kiểm tra việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao trên địa bàn quản lý. 

Đến nay, Bộ LĐ-TB&XH cũng tăng cường chỉ đạo đối với các địa phương việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nơi tập trung nhiều lao động cần phải được đánh giá thường xuyên về nguy cơ lây nhiễm và tham gia xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19; kiểm soát chặt đối với lao động là chuyên gia nước ngoài, NLĐ trong các ký túc xá, nhà trọ. Tại các địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp (KCN), DN, nơi tập trung nhiều lao động.

Bảo đảm an toàn cho người lao động trong khu công nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (thứ 2 từ phải sang) khảo sát nhà xưởng Công ty TNHH Mtex Việt Nam. Ảnh: NLĐ

Hiện nay, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp các cấp đoàn hướng dẫn, vận động, khuyến khích các DN thành lập các Tổ an toàn Covid-19 để tuyên truyền, vận động người lao động tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc; chia sẻ, hỗ trợ các lao động và cả con em lao động đang phải cách ly và gặp khó khăn, giãn việc.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai 11 giải pháp trọng tâm

Với tình thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải phòng, chống từ sớm, từ xa, từ trước khi có dịch với phương châm 5K + vaccine và kết hợp giải pháp công nghệ; tăng cường áp dụng công nghệ cao kiểm soát an toàn COVID-19, các doanh nghiệp trong KCN, KCX, nơi tập trung nhiều lao động cần phải được đánh giá thường xuyên về nguy cơ lây nhiễm và tham gia xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19; kiểm soát chặt đối với lao động là chuyên gia nước ngoài, NLĐ trong các ký túc xá, nhà trọ bởi các phần mềm, bộ công cụ đang được Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu sử dụng, như: doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên kết quả đánh gia nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lên Bản đồ an toàn COVID-19, sử dụng bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc đang được các Bộ LĐ-TB&XH và các Sở LĐ-TB&XH triển khai theo Quyết định số 2194/QĐ – BCĐQG.

Có thể nói, đợt dịch lần này đã tác động hầu hết đến lực lượng sản xuất của nước ta, đặc biệt tại các KCN, khu chế xuất, DN tập trung đông lao động đang bị tác động mạnh, trong khi đây là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế đất nước. Triển khai 11 giải pháp trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến ngày 29 tháng 5 năm 2021, Ban quản lý các KCN, chủ doanh nghiệp phải tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân, cho người dân trong lúc này. Tinh thần khi có khó khăn thì cùng chia sẻ cho nhau để cùng có lợi, hiện cả nước có 50 công đoàn các KCN, KCX tại 48/63 tỉnh, thành phố, với 304 cán bộ chuyên trách công đoàn, trực tiếp quản lý 5.894 công đoàn cơ sở (84%), quản lý hơn hai triệu đoàn viên công đoàn, đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ NLĐ tại các khu vực trọng điểm về quan hệ lao động. Các cấp công đoàn cần vận động, khuyến khích các DN thành lập các Tổ an toàn Covid-19 để tuyên truyền, vận động NLĐ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc; chia sẻ, hỗ trợ các lao động gặp khó khăn, giãn việc làm do bị cách ly, giãn việc.

Đối với các trường hợp người lao động mắc COVID-19 tại nơi làm việc, hiện nay đang được đảm bảo chi phí điều trị từ ngân sách nhà nước, ngoài ra khi bị suy giảm khả năng lao động, sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động, tiền lương trong thời gian điều trị; người lao động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly, giản cách xã hội để phòng ngừa lây nhiễm, đều có chính sách về tiền lượng, chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, như tiêm vaccine, cách ly tập trung.   

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội cũng sẽ được hộ trợ các giải pháp phòng ngừa COVID-19 cho người lao động, giúp  bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

                                        TS. Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động
                                                                Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ

.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh