THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:47

Vụ bé trai tử vong bất thường: Bệnh viện né trách nhiệm?

 

Trước đó, sản phụ Lê Thị Hồng sinh thường một bé trai nặng 2,8 kg tại Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân. Trẻ sinh ra khỏe mạnh, bình thường, nhưng sau khi bác sĩ bơm nước cất vào hậu môn, một ngày sau cháu bé tử vong. Kết quả phẫu thuật cho thấy toàn bộ hệ tiêu hóa bị hoại tử.

Trong văn bản giải quyết tố cáo số 492/QĐ-BVTX ngày 1/12/2015, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân cho rằng:  “…sơ sinh Lê Văn Lường từ khi sinh ra tại bệnh viện đến khi chuyển Bệnh viện Nhi Thanh Hóa được chẩn đoán, theo dõi điều trị kịp thời, khi có diễn biến đã được hội chẩn lãnh đạo cùng toàn kíp trực và chuyển viện kịp thời…”

Trước kết luận đó, ông Lê Văn Trọng, ông nội cháu bé bức xúc: Bác sĩ Mai Thị Tình, người đã bơm nước cất cho cháu có trình độ chuyên môn kém, cộng thêm thiếu trách nhiệm trong công tác là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết oan uổng của cháu bé. Thế nhưng, Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân đã phủ nhận. “Tôi và toàn thể các thành viên trong gia đình vô cùng bức xúc về nội dung giải quyết đơn, bởi vì thực tế sau khi bác sĩ Tình bơm nước cất qua hậu môn cho cháu, tôi thấy cháu đau đớn, tím tái và nôn nhiều, song bác sĩ Mai Thị Tình đã không kịp thời cấp cứu cháu. Không cho làm các biện pháp xác định nguyên nhân gây tắc ruột như: chụp X-quang, siêu âm, không cấp cứu kịp thời,…”, ông Trọng cho biết thêm.

Nghiên cứu văn bản trả lời gia đình nạn nhân, điều dễ thấy nữa là Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân căn cứ vào Luật khiếu nại tố cáo năm 1998, để giải quyết đơn của ông, dù rằng luật này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật khiếu nại tố cáo năm 2012. Một lần nữa, cũng theo ông Trọng, điều này thái độ tắc trách, coi thường bệnh nhân và lấp liếm cho sai phạm của cá nhân và tập thể liên quan đến ca trực.

Kết luận thừa nhận nguyên nhân thủng ruột là do viêm ruột hoại tử

Một lần nữa, Sở Y tế Thanh Hoá cho rằng: “Việc dùng sonde hút nhớt số 8 để hút dịch mũi họng, sonde dạ dày số 6 để kiểm tra dạ dày và sonde Nelaton số 12 đặt vào hậu môn để kiểm tra phân su là hoàn đúng chuyên môn, đúng chỉ định”. Song, điều đáng nói là kết luận không hề đả động đến việc bác sĩ Tình bơm hai ống nước cất vào hậu môn của cháu bé là đúng hay sai quy trình? Thao tác đưa ống sonde có đúng quy định hay không? Tại sao ngay sau khi bác sĩ tình làm thao tác đó cháu bé lại có biểu hiện nôn nhiều và tím tái? Biểu hiện này không hề xuất hiện trước đó!?

Cũng theo gia đình nạn nhân, bác sĩ Tình trước đây là giáo viên mầm non, chỉ sau khi lấy chồng và được mẹ chồng – nguyên là Giám đốc Bệnh viện Thọ Xuân nâng đỡ, bố trí vào làm tại bệnh viện và không hiểu bằng cách nào đã trở thành bác sĩ(?). Vì vậy, gia đình ông Trọng đã làm đơn đề nghị Bộ Y tế lập Hội đồng giám định y khoa, mời các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm tham dự để xác định nguyên nhân cái chết của cháu tôi, giúp giải oan cho cháu . Bên cạnh đó, là đề nghị Thanh tra Bộ Y tế cho thanh tra bằng cấp chuyên môn của bác sĩ Mai Thị Tình.

Báo LĐ&XH (thuviensuckhoe.org) tiếp tục thông tin về nội dung này!

Lê An-Lê Huệ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh