THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:56

Vốn tín dụng chính sách: Tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Anh Triệu Đình Mặt ở xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn cho biết, gia đình anh có xưởng mộc, trước đây công việc khá thuận lợi. Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, phải dừng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Được vay 100 triệu đồng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, tới đây, gia đình sẽ đầu tư để khôi phục sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho các lao động khác tại xưởng trước đó đã phải nghỉ do dịch bệnh.

Bà Bùi Thị Lập, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn tổ 5, phường Phùng Chí Kiên cho biết, nguồn vốn vay ưu đãi được giải ngân, bảo đảm cung ứng kịp hỗ trợ người dân đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết nhu cầu việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thật sự là chính sách an sinh xã hội giúp người dân gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Từ nguồn vốn này đã tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, khôi phục sản xuất, kinh doanh, hướng đến nâng cao thu nhập.

Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 được quy định tại Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cùng với các chương trình cho vay thường xuyên khác, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tập trung triển khai giải ngân nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho các đối tượng.

Ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các ngành liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tích cực rà soát đối tượng, xác định nhu cầu, giải ngân kịp thời khi được giao vốn; bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tránh trục lợi chính sách.

Nhằm triển khai có hiệu quả, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc việc cho vay đảm bảo đúng đối tượng, điều kiện và mục đích vay vốn theo quy định. Chỉ đạo phòng giao dịch các huyện phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; phối hợp thực hiện rà soát các đối tượng, nhu cầu vốn vay để giải ngân kịp thời.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng quan tâm đến việc cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nâng cao khả năng thẩm định, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất. Ngay khi nhận được nguồn vốn từ Trung ương phân bổ về, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh đã nhanh chóng triển khai cho vay nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phục hồi, phát triển sản xuất để tự tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và những người xung quanh.

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 9 năm 2022, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và các phòng giao dịch đã giải ngân hơn 85,6 tỷ đồng, đạt 85,7% so với kế hoạch với gần 1.200 hộ được vay vốn.

Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được thực hiện hiệu quả nhờ nhờ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm.

Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được thực hiện hiệu quả nhờ nhờ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm.

Đề cập đến hiệu quả của nguồn vốn tính dụng chính sách, ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội khẳng định, nguồn lực tín dụng chính sách đã góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh B

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 326.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động; hỗ trợ gần 4.000 lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; 

Vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm như: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,64% năm 2001 xuống 12,5% năm 2005; giảm từ 50,87% năm 2006 xuống còn 17,6% năm 2010; giảm từ 32,1% năm 2011 xuống còn 11,63% năm 2015; giảm từ 29,4% năm 2016 xuống còn 17,02% năm 2020 và theo tiêu chí mới năm 2021 là 26,93%.

Để chính sách tín dụng này tiếp tục đi vào cuộc sống, thời gian tới, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bắc Kạn tiếp tục phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đến người dân và các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đã được phân bổ theo đúng quy định, đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Cùng với đó là chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

Diệu Ngọc

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh