CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:14

Vốn FDI quý I đạt 8,6 tỷ USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ

Singapore vượt Trung Quốc, đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong quý I 

Trong đó có 758 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,5 tỷ USD, giảm 3,4% về số dự án và tăng 44,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 236 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,1 tỷ USD, giảm 18%; có 2.523 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 2 tỷ USD, giảm 65,6%. 

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 0,71 tỷ USD và 2.068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỷ USD. 

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2020 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,8 tỷ USD, chiếm 73,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 405,4 triệu USD, chiếm 10,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 337,7 triệu USD, chiếm 8,8%.

Trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong quý I năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4.204,7 triệu USD, chiếm 76% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 455,9 triệu USD, chiếm 8,2%; Hàn Quốc 284,4 triệu USD, chiếm 5,1%; Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 245,9 triệu USD, chiếm 4,4%; Nhật Bản 120,3 triệu USD, chiếm 2,2%; Đài Loan 64,5 triệu USD, chiếm 1,2%; Hà Lan 37,8 triệu USD, chiếm 0,7%; Ma-lai-xi-a 34,4 triệu USD, chiếm 0,6%.

Tăng trưởng trên 5% là "thành công rực rỡ"

Đối với kịch bản tăng trưởng mới cho năm 2020, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, trong quý I kịch bản tăng trưởng đã được cập nhật nhiều lần và lần xây dựng kịch bản mới nhất là sau khi có kết quả tăng trưởng GDP quý I. Theo đó, cơ quan thống kê đưa ra 2 kịch bản mới. Ở kịch bản 1, nếu chúng ta dập dịch thành công trong quý II thì tăng trưởng sẽ ở mức trên 5%. Kịch bản 2 là dịch kéo dài sang quý III thì mức tăng trưởng dự kiến vẫn là trên 5%, tuy nhiên ở mức thấp hơn kịch bản 1.

Như vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% cho cả năm 2020 là mục tiêu rất khó đạt được trong tình hình hiện nay. 

"Để đạt cả năm 6,8%, thì phải có kịch bản mới cho từng quý sau tăng trưởng ra sao. Nhưng theo chúng tôi, rất khó đạt được trong tình hình hiện nay. Độ mở của nền kinh tế hiện rất lớn, như quý I là trên 240% nên chúng ta phụ thuộc rất nhiều bên ngoài", ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.

Trong bối cảnh đó, nêu quan điểm về việc có nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng hay không, ông Lâm cho rằng mục tiêu này có từ khi chưa có dịch bệnh, nay dịch đã xảy ra ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. 

Trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng 0% hoặc tăng trưởng âm, chúng ta tăng trưởng dương đã là thành công rất đáng tự hào và mức tăng trưởng trên 5% là một "thành công rực rỡ".

Do đó, theo ông Lâm,  cũng không cần điều chỉnh mục tiêu để năm nào cũng phải đạt mục tiêu tăng trưởng. Quan trọng là chúng ta nỗ lực hết sức, thực hiện đồng bộ các giải pháp.

"Trong các giải pháp cần chú trọng để đạt mức tăng trưởng cao, việc phải sớm tháo gỡ vướng mắc thể chế để đẩy nhanh giải ngân vồn đầu tư công. Khi giải ngân vốn đầu tư công tăng sẽ kéo theo các dòng vốn khác. Đồng thời, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất lao động. Nếu hệ số ICOR giảm 0,5 thì GDP tăng 0,64 điểm phần trăm. Nếu năng suất lao động tăng 1% thì GDP 0,94 điểm phần trăm", ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh