CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:27

Với ngành dịch vụ nhạy cảm như "phố đèn đỏ", các quốc gia quản lý thế nào?

 

Ở Việt Nam, mại dâm là một ngành dịch vụ phi pháp, hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm. Trong đó, người môi giới mại dâm sẽ bị tội nặng hơn cả, với khung hình phạt có thể lên tới 20 năm tù giam, nếu phạm tội với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.

Thế nhưng, trên thế giới lại có nhiều quốc gia hợp pháp hóa mại dâm, và quản lý họ tại một khu vực với cái tên có lẽ đã rất đặc trưng: Phố đèn đỏ.

Tính đúng sai của ngành dịch vụ này, chúng ta tạm thời không bàn đến. Câu hỏi của ngày hôm nay là: Rõ ràng đây là một ngành dịch vụ cực kỳ nhạy cảm và gắn với nhiều tệ nạn, vậy các quốc gia quản lý những khu phố này như thế nào, và có quy định gì đặc biệt ở đây không?

Các quốc gia quản lý phố đèn đỏ như thế nào?

Thông thường, các quốc gia đã hợp pháp mại dâm sẽ cho phép ngành dịch vụ này hoạt động trong "phố đèn đỏ". Có thể lấy ví dụ căn bản nhất về khu phố đèn đỏ tại Armsterdam (Hà Lan) - một trong những khu mại dâm được xem là "an toàn" nhất thế giới.

Tại đây, toàn bộ nhà thổ sẽ phải đăng ký với Phòng Thương mại Hà Lan mới được phép hoạt động. Các khu nhà thổ phải có hệ thống an ninh nghiêm ngặt và có cảnh sát giám sát khu vực. Hàng tháng, chính quyền địa phương sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ.

Gái bán dâm cũng đều phải đăng ký, sử dụng thẻ căn cước và đóng thuế thu nhập đầy đủ. Họ sẽ được đảm bảo an toàn, được phép từ chối bất kỳ khách hàng nào họ không thích, và không được phép làm việc quá 11h/ngày. Và độ tuổi hợp pháp để "gia nhập" ngành dịch vụ này tại đây là 21 tuổi.

Tất nhiên, khách làng chơi tới đây cũng phải tuân thủ một vài luật lệ. Đầu tiên, không quay phim chụp ảnh gái bán dâm dưới mọi hình thức! Thứ hai, buộc phải sử dụng bao cao su nếu không muốn bị ném ra đường trong tình trạng trần như nhộng.

Nhưng trên thực tế, việc quản lý mại dâm như thế nào tuỳ thuộc vào các quốc gia, chứ không có luật lệ chung thống nhất nào trên quốc tế.

Ngay cả việc có hợp pháp hóa mại dâm không cũng còn gây khá nhiều tranh cãi. Ví dụ như tại Indonesia, mại dâm là ngành dịch vụ hợp pháp, nhưng không hề có quy định rõ ràng về tuổi tác. Chính vì thế, nơi đây tồn tại cả mại dâm trẻ em - thứ khiến cho nhiều tổ chức quốc tế kịch liệt phản đối.

Nhìn chung, có thể chia luật về mại dâm của các quốc gia trên thế giới thành 3 nhóm: Xanh lá, vàng và đỏ. Trong đó, xanh lá là những quốc gia đã hợp pháp hoá mại dâm và đưa vào quản lý. Nhóm vàng thì không cấm cụ thể mại dâm, nhưng có các quy định khá chặt chẽ liên quan, khiến việc mua bán dâm gần như là không thể tránh khỏi vi phạm pháp luật.

Còn nhóm đỏ thì chắc bạn cũng đoán ra - là những quốc gia cấm hoàn toàn các hành vi mua bán dâm.

Một số khu "đèn mờ" nổi tiếng trên thế giới

Số lượng các quốc gia sở hữu phố đèn đỏ là tương đối lớn, nhưng nổi tiếng trên thế giới có lẽ chỉ gói gọn trong một số quốc gia dưới đây.

Đầu tiên là Pháp, với khu Pigalle tại Paris. Pigalle đã tồn tại từ thế kỷ 18, và được xem là khu vực "tươi mát" của cả thành phố. Tuy nhiên chiếu theo luật lệ của Pháp, việc thành lập các nhà thổ ở đây là không được phép, nên các cuộc mua bán dâm chỉ dựa trên trao đổi trực tiếp của khách hàng và... đào.

Một góc phố tại Pigalle

Ngoài ra, hiện nay Pigalle không có dáng dấp của một khu phố đèn đỏ lắm, khi rất nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng mọc lên như nấm sau mưa.

Tiếp đến là Kabukicho, Tokyo, Nhật Bản.

Kabukicho chỉ biến thành phố đèn đỏ sau Thế chiến II, khi đã bị phá hủy hoàn toàn bởi bom đạn. Ngày nay, Kabukicho hoạt động cực kỳ nhộn nhịp về đêm. Có điều, nhiều khu vực tại đây chịu sự quản lý của Yakuza - thế lực Mafia Nhật mà chính phủ hay cảnh sát cũng không thể quản lý nổi.

Bên trong khu dịch vụ "tươi mát" tại Kabukicho

Bangkok, Thái Lan cũng rất nổi tiếng với khu đèn đỏ cực kỳ nổi bật Patpong. Thành lập vào năm 1946, đến cuối thế kỷ 20 Patpong đã nổi tiếng toàn thế giới về ngành giải trí... tươi mát.

Cuối cùng là những nhà thổ tại khu De Wallen, Amsterdam (Hà Lan)

  Đây là nơi có ngành dịch vụ tình dục nổi tiếng nhất thế giới. Tại đây, gái bán dâm nhảy múa sau những ô cửa kính một cách đầy mời gọi, đợi khách làng chơi đến thỏa thuận và... đóng rèm. Đây cũng là khu phố "đèn đỏ" đúng nghĩa vì, vì tông sáng ở đây chỉ toàn ánh sáng đỏ thôi.

Tại Amsterdam, trong các khu phố đèn đỏ có cả những nơi đèn màu xanh. Đó là nơi dành cho người chuyển giới hoặc người đồng tính.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh