THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:32

Vô cảm, tráo trở với chính mình

 

Ảnh minh họa.                            Nguồn: Internet.

Có người nêu câu hỏi: Có nên cho trẻ em tranh tài nghệ thuật quá sớm? Mới lướt qua, những tưởng đó là người có trách nhiệm trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là đối với những nhân tài trẻ tuổi. Nêu vấn đề, rung lên tiếng chuông để những người có trách nhiệm và các cơ quan có thẩm quyền, cũng như các bậc phụ huynh  quan tâm, tìm ra các giải pháp thích hợp vừa bảo vệ trẻ em, vừa vun đắp cho các tài năng trẻ phát triển. Nhưng hóa ra không phải vậy. Họ nêu để mà nêu thôi, chỉ có câu hỏi là “đầu voi”, còn nội dung chẳng bằng “đuôi chuột”. Hơn nữa những vấn đề họ nêu không quá xa lạ, hay vượt qua tầm hiểu biết của những người bình thường.

Không phải bây giờ, khi truyền hình nhan nhản các gameshow thi thố về tài năng nhí, mà từ 40, 50 năm trước ở nước ta đã tổ chức nhiều sân chơi cho các tài năng nhí ở hầu hết các bộ môn nghệ thuật tranh tài. Chỉ khác khi đó truyền hình chưa có, đặc biệt chưa bị kinh tế thị trường chi phối như bây giờ. Giải thưởng cũng không cao như bây giờ, thậm chí chỉ là cuốn sách, vài tập vở, chiếc bút. Có lẽ do “ngửi thấy hơi đồng” trong các gameshow truyền hình, nên trong vai “người có trách nhiệm”  tung ra câu hỏi trên?.

Chẳng riêng gì nghệ thuật, mà nhiều lĩnh vực khác, trước đây cũng như hiện nay đã, đang và sẽ có nhiều chương trình cho các tài năng nhí thi thố. Điển hình là trong thể thao, bộ môn nào cũng tổ chức giải đấu cho các vận động viên tuổi vị thành niên tranh tài. Người đặt câu hỏi trên nghĩ gì, hay trẻ em tranh tài nghệ thuật khác trẻ em tranh tài  thể thao?

Hơn nữa “đừng có lo bò trắng răng”, nên hay không nên, lợi hay hại đã có pháp luật điều chỉnh, có cơ quan nhà nước cấp phép và quản lý.

Đã hơn hai chục năm nay, công luận đã nói nhiều, bàn nhiều về nhà siêu mỏng, siêu méo kỳ quái ở Thủ đô. Hàng chục giải pháp được đưa ra, chính quyền Thủ đô ban rất nhiều “lệnh” dẹp bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo vi phạm pháp luật, làm mất mỹ quan đô thị của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Trớ trêu thay, không những không dẹp nổi, mà nhà siêu mỏng, siêu méo như ma, như quỷ vẫn trồi lên ngày càng nhiều. Theo con số của VTV công bố ngày 10/7/2016, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 600 nhà siêu mỏng, siêu méo. Vậy mà khán giả truyền hình lại thấy một vị ung dung phán, muốn dẹp nhà siêu mỏng, siêu méo phải làm thế này, phải làm thế kia, nghe thật não lòng. Nếu đó là cậu học trò trả bài chẳng bàn làm gì, còn đây một người tuổi đã “biết cả mệnh trời”, có chức, có quyền vẫn thao thao theo sách vở, phát những điều thuộc dạng “mới đọc thông, viết thạo”.

 Tại sao lên ti vi “ca bài cũ”, trong khi đó, với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao không xông vào, chung sức cùng “đổ mồ hôi, cùng sôi dòng máu” với chính quyền các cấp ở Thủ đô dẹp loạn trên? Hay nói theo chủ trương, đường lối cho an toàn, còn dẹp được hay không “sống chết mặc bay”?

Vô cảm thói đời đáng sợ. Càng đáng sợ hơn khi một số người gian vô cảm, tráo trở với chính mình. Xã hội sẽ xấu đi rất nhiều khi gian dối ấy vẫn còn tồn tại. Một người coi rẻ danh dự, nhân phẩm của mình, cửa miệng luôn phát ra những điều “biết rồi, khổ lắm nói mãi”,  thật khó mong người đó làm nên những điều tốt đẹp cho nhiều người.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh