THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:47

Vinh danh 5 doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc

Vinh danh 5 doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc

Vinh danh 5 doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc

Vinh danh các doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc nằm trong Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI 2021) lần thứ 6 diễn ra vào ngày 9/12. Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (“Chương trình CSI”) từ năm 2016.

Thông qua Chương trình CSI, VBCSD-VCCI tìm kiếm và biểu dương những doanh nghiệp tiên phong thực hiện tốt kinh doanh trách nhiệm, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) trong quản trị, từ đó giúp xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Năm 2021, bên cạnh việc trao chứng nhận cho 100 doanh nghiệp bền vững, lần đầu tiên các doanh nghiệp tiên phong, có thành tích xuất sắc trong thực hiện “bình đẳng giới tại nơi làm việc” sẽ được vinh danh trong Chương trình.

Có tổng số 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ trong năm 2021, trong đó 5 doanh nghiệp xuất sắc nhất được lựa chọn tôn vinh vì những nỗ lực và cam kết trong thực hiện “bình đẳng giới tại nơi làm việc” bao gồm: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Tổng công ty May 10, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina và Công ty CP Cao su Bến Thành.

Những đơn vị được tôn vinh là những doanh nghiệp đang cam kết thực hành, đóng góp cho an sinh và sự ổn định của cộng đồng thông qua phát triển bền vững, trong đó “bình đẳng giới tại nơi làm việc” được coi là một nhân tố quan trọng và thiết yếu.

Vượt lên trên ý nghĩa về mặt thương hiệu, những doanh nghiệp được tôn vinh đã đưa “bình đẳng giới” lên thành một tiêu thức trong kinh doanh thông qua những lợi ích kinh tế thiết thực mà nó mang lại, như: cải thiện năng suất, tăng sự hài lòng của người lao động, xây dựng thương hiệu tích cực, thu hút nhà đầu tư, người tiêu dùng, đối tác và nhân tài, củng cố văn hóa doanh nghiệp..., thể hiện tầm nhìn bền vững của nhà lãnh đạo.

Các doanh nghiệp được đánh giá và lựa chọn bởi hội đồng chuyên gia trong lĩnh vực “bình đẳng giới tại nơi làm việc” của Mạng lưới Doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) – đối tác tư vấn của Chương trình CSI 2021, dựa trên bộ tiêu chí về các chính sách nhân sự và bằng chứng thực hiện tại công ty.

Bộ tiêu chí được phê duyệt bởi VCCI-VBCSD và phát triển bởi VBCWE, với sự hỗ trợ của dự án Investing in Women thuộc Chính phủ Úc, bao gồm các chỉ số về: Tỷ lệ giới (nam-nữ) trong đội ngũ lãnh đạo; chính sách, chương trình quy hoạch, đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo nữ; chính sách đa dạng giới trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; chính sách, điều khoản quy định về phòng chống quấy rối, xâm hại tình dục nơi làm việc; chế độ cho con của người lao động (xây dựng nhà trẻ, hỗ trợ kinh phí nuôi con, gửi trẻ, quà tặng thành tích học tập…).

 

Hay các chương trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp và kỹ năng nghề cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đáp ứng các chỉ tiêu chiến lược trong môi trường luôn thay đổi; định kỳ đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với chính sách và hoạt động của doanh nghiệp; chính sách và thực tiễn thể hiện sự tuân thủ quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, Chủ tịch VBCWE, Phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Phát triển Bền vững cho rằng, trong giai đoạn phát triển, đặc biệt từ 2020, chỉ số về lĩnh vực lao động và xã hội, các chỉ số bình đẳng giới đã được đưa vào đánh giá, hướng dẫn cho các doanh nghiệp.

Năm 2021 dựa trên kinh nghiệm của năm 2020, đây là năm đầu tiên các doanh nghiệp đi tiên phong trong thực hiện và cam kết thực hiện bình đẳng giới chính thức được tôn vinh như một giải phụ trong giải phát triển bền vững.

"Bình đẳng giới tại nơi làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân là nguồn lực, giá trị quan trọng để xây dựng văn hoá đa dạng, bao trùm thông qua đó kiến tạo cho nguồn vốn xã hội của các doanh nghiệp được tăng lên", bà Thanh nhấn mạnh.

MINH CHÂU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh