CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:52

Vinacomin làm ăn sa sút, 8.000 lao động mất việc

 

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2017.

Theo Vinacomin, 2016 là một năm khó khăn nhất kể từ khi thành lập do sản lượng giảm và giá bán thấp. Đặc biệt, khó khăn từ thị trường ngoài khi than nhập khẩu ngoài Vinacomin 8 tháng năm 2016 tăng cao, khoảng 10 triệu tấn.

Doanh thu của toàn tập đoàn ước thực hiện đạt 101.180 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu sản xuất than là 51.120 tỷ đồng, khoáng sản 7.020 tỷ đồng, sản xuất điện đạt 9.790 tỷ đồng.

Lợi nhuận ước tính của Vinacomin trong năm 2016, đạt trên 800 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2015. Vinacomin nộp ngân sách Nhà nước khoảng 14,13 nghìn tỷ đồng, bằng 118% so với năm 2015.

Cũng theo báo cáo, tổng số lao động đến ngày 31/12/2016 vừa qua là 112.800 người, trong đó lao động cho sản xuất than là 77.000 người. Tiền lương bình quân toàn tập đoàn đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, sản xuất than đạt 9,5 triệu đồng một người/tháng. Tiền lương bình quân của thợ lò đạt 13,1 triệu đồng một người/tháng.

Tuy nhiên, theo Vinacomin, từ năm 2015 đến tháng 10/2016, số lao động đã giảm là 8.000, số đầu mối các ban tham mưu từ 29 xuống còn 22.

Về nhiệm vụ năm 2017, tập đoàn dự kiến tổng doanh thu đạt 106.865 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. Trong đó, sản xuất than dự kiến đạt 54.304 tỷ đồng, khoáng sản đạt 11.399 tỷ đồng, điện lực 11.575 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh khác 23.002 tỷ đồng… Lợi nhuận của toàn tập đoàn theo dự kiến là 1.000 tỷ đồng, hoặc cao hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, gặp nhiều thách thức, Chủ tịch HĐTV Vinacomin Lê Minh Chuẩn đã xin Thủ tướng và Bộ Công Thương một loạt ưu đãi để phát triển ngành than trong năm 2017.

Cụ thể, lãnh đạo Vinacomin đề nghị Chính phủ và các bộ, ban, ngành điều hành cung cầu của thị trường than Việt Nam, ưu tiên sử dụng than do trong nước sản xuất. Với sản lượng dư thừa nhu cầu trong nước, ngành than xin được xuất khẩu.

Bên cạnh đó, ông Chuẩn cũng xin Thủ tướng sớm phê duyệt tái cơ cấu ngành than giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 58, phê duyệt điều lệ ngành. Trong đó, ông Chuẩn đặc biệt nhấn mạnh đưa ra cơ chế, chính sách để ngành than có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và cơ chế đặc thù cho ngành.

Trước đề nghị của ngành than, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định bộ nhiều lần nhắc tới cơ chế cho ngành than ở các cuộc họp. Tuy nhiên, ngoài việc hỗ trợ từ chính sách, bản thân ngành than cũng cần đẩy mạnh việc tự lực trong một số vấn đề đặc thù

Theo Kiều Linh /Zing News

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh