CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:46

Việt Nam: Môi trường làm việc và đầu tư ngày càng tốt

 

Người Việt chi đến 1 tỷ USD cho việc điều trị bệnh tại nước ngoài 

Sách Trắng 2016 ghi nhận, Việt Nam đã đạt được những thay đổi then chốt, trong cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã tăng 12 bậc, xếp hạng 56 trong 144 nền kinh tế. Tuy nhiên,  EuroCham cho rằng, một trong những vấn đề trọng tâm đối với Chính phủ Việt Nam trong những năm tới là tìm điểm cân bằng giữa việc bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế, dược phẩm an toàn và giá cả phải chăng. “Trong năm 2015, có đến 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài để điều trị, tương đương với 1 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Xu hướng này cho thấy rõ sự cần thiết của việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu y tế của người dân tại Việt Nam, thông qua việc nâng cao chất lượng bệnh viện, tuyển dụng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ và thay thế các thiết bị y tế đã lạc hậu”, Sách Trắng nhận định về sự cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực và thiết bị ngành Y tế, để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân.

“Theo dự báo, thị trường trang thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt mức 1,4 tỷ đôla vào năm 2018. Đây là thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp châu Âu vì Việt Nam hiện nay nhập khẩu trên 90% thiết bị y tế do ngành công nghiệp trong nước hiện không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa”, EroCham cho biết thêm. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay không được phép tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu thuốc tại Việt Nam, nên một số phát hiện mới được đề xuất như đàm phán giá sẽ khó có thể triển khai trên thực tế. “Chúng tôi cho rằng, nhu cầu cố hữu hiện nay là bảo đảm việc tạo dựng sân chơi bình đẳng trong việc đấu thầu công thông qua sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài, thay vì chỉ dựa vào các đối tác trong nước - tương tự như sân chơi bình đẳng mà các quốc gia ASEAN khác đã tạo ra”, EuroCham đề xuất.

Trong cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã tăng 12 bậc, xếp hạng 56 trong 144 nền kinh tế.

Việc tạo sân chơi bình đẳng sẽ giúp cơ quan mua sắm có thêm nhiều lựa chọn về giá cả và chất lượng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác mua sắm sử dụng ngân sách Nhà nước và các quỹ bảo hiểm y tế. EuroCham kiến nghị cần có sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động nâng cấp thiết bị y tế dưới hình thức đào tạo cán bộ y tế, xây dựng một văn bản chính thức, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý sản xuất và lưu thông thiết bị y tế.

Thiếu nhân lực có tay nghề trong các ngành cơ bản

Về nguồn nhân lực ở các ngành chủ lực, EuroCham cho rằng, tuy công tác đào tạo lực lượng LĐ gia tăng theo từng năm và đạt được những cải thiện đáng ghi nhận, thế nhưng nguồn nhân lực có tay nghề vẫn đang thiếu ở các ngành nghề cơ bản, đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng và giúp hình thành lực lượng LĐ có tính toàn diện hơn. “Việc hoàn tất AEC và các hoạt động hội nhập khác đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách hơn nữa trong lĩnh vực này”, EroCham nhận định.

Trong đó, về lĩnh vực cho thuê lại LĐ, là một phần nằm trong chương Phát triển nhân lực và đào tạo của Sách Trắng 2016, EroCham đánh giá cao vai trò của Bộ LĐ-TB&XH trong vấn đề này: “Khái niệm về một hình thức mới của việc “cho thuê lại” LĐ đã được giới thiệu trong Bộ Luật LĐ và được quy định trong Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Bằng việc cho phép các Cty tuyển dụng tư nhân được cung cấp các giải pháp nguồn nhân lực hoàn chỉnh, bao gồm cả cung ứng LĐ thời vụ, LĐ tạm thời, LĐ thuê ngoài và dịch vụ kinh doanh được quản lý, Việt Nam đã có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường LĐ luôn thay đổi”.

Theo đó, EroCham phân tích, việc mở cửa lĩnh vực này theo hướng cho phép áp dụng mô hình cho thuê nhân sự tạm thời theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH và phối hợp với Hiệp hội các Cty Nhân sự Việt Nam (VEAF) sẽ giúp đảm bảo các quyền lợi và bảo hiểm bắt buộc của người LĐ và cũng cho phép ngành tự chủ hơn. Để đạt được điều đó, EroCham kiến nghị nên có các quy định thông thoáng hơn trong lĩnh vưc này, đơn cử “bỏ quy định về thời hạn tối đa cho thuê lại LĐ trong hợp đồng buộc các doanh nghiệp phải thay đổi LĐ 12 tháng một lần, và tăng số lượng các loại hình công việc trong danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại LĐ”. Khi đó, sẽ rộng mở hơn các “cơ hội thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một thị trường LĐ linh hoạt” tại Việt Nam, EroCham khuyến nghị.

NGUYỄN THANH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh