THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:06

Việt Nam luôn đặt quyền lợi của người dân vào trung tâm các quyết sách

Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, được thành lập với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, không phân biệt, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%.

Quyền con người được thể hiện rõ trong lĩnh vực  kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã có những kết quả tích cực như: Tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%, bình quân trong 5 năm giai đoạn giảm khoảng 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 24%, bình quân trong 5 năm giảm 5,65%. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các giải pháp đồng bộ với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn đã được ban hành để không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, mà còn cả người lao động, cũng như đời sống và sự phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương và cả quốc gia như: Cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ; kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1/1/2021 tới năm 2025 (miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm); giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng.

Việt Nam đã tiếp tục chú trọng thực hiện tốt chính sách đối với người có công; bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm chăm lo, trợ giúp các đối tượng yếu thế, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng lên, đời sống của hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội từng bước được cải thiện. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81,7% năm 2016 lên 90,85% năm 2020. Các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi (năm 2020, 99% người cao tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế)… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Tỷ lệ trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng từ 90% năm 2016 lên 92,6% năm 2019 và ước đạt 92,8% năm 2020.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động và tự do như việc ban hành các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (cho đến tháng 7/2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19. Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận, các điều kiện sống cơ bản, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Mạng lưới y tế cơ sở được duy trì rộng khắp trong cả nước

Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 73,7 tuổi, tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi).  Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được duy trì rộng khắp trong cả nước, trong đó có vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, y tế cơ sở đã có vai trò quan trọng trong cả phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính tại cộng đồng.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng, chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến ngày 10/12, Việt Nam đã tiêm được 131.816.392 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân dù gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung của thế giới, điều kiện kinh tế còn hạn chế. Chính phủ cũng thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 (đến ngày 14/10/2021 đã huy động được 8.784,4 tỷ đồng), với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vaccine phòng COVID-19, bảo đảm quyền y tế. Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì để xúc tiến, vận động viện trợ vaccine, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị từ đối tác song phương, đa phương. Đến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống đã hỗ trợ Việt Nam với hàng chục triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Về quyền giáo dục, Luật Giáo dục quy định, Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Không chỉ giáo dục chính quy, Nhà nước còn tạo điều kiện để người dân được học liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau.

Quyền về tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường tại vùng nông thôn luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm và dành ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Về quyền tự do biểu đạt, phát triển kết nối internet, tăng cường tiếp cận thông tin, bảo đảm sự độc lập của truyền thông và việc bảo vệ nhà báo, Việt Nam đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời triển khai các biện pháp cụ thể trên thực tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính đáng của người dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật.

VÂN KHÁNH

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh