CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:58

Vì sao 'huyền thoại' Winamp nhanh chóng rơi vào quên lãng nhanh như vậy?

Mặc dù thế giới âm nhạc hiện nay đã có Spotify, Apple Music, YouTube Music và nhiều dịch vụ phát nhạc trực tuyến khác.

 - Ảnh 1.

Nhưng tất nhiên, nhiều người đôi khi chỉ muốn một trình nghe nhạc thực thụ để thoải mái nghe playlist của riêng mình. Trở lại thời hoàng kim cách đây mấy chục năm, Winamp vẫn còn là một trình phát đa phương tiện số 1 với hàng triệu người dùng trên Windows và macOS.

Hồi năm 2001, Winamp đạt tới hơn 60 triệu người dùng và là ứng dụng media phổ biến nhất trên Windows.

Phiên bản đầu tiên của Winamp lần đầu tiên ra mắt cách đây 23 năm trước, vào tháng 4/1997. Nhưng phiên bản thành công nhất phải kể đến là Winamp 2 được phát hành sau đó một năm. Đây cũng là phiên bản được nhiều người yêu thích nhất.

Winamp 2 hỗ trợ giao diện và plug-in, danh sách phát trực quan và nhiều tính năng khác. Thậm chí khi đó Winamp 2 đã trở thành một trong những ứng dụng bắt buộc phải có trên Windows. Sự phổ biến của Winamp tăng vọt từ thời Windows 98 và wx XP, đặc biệt là nhờ hỗ trợ nhiều "skin" hay các giao diện tùy chỉnh độc đáo và cộng đồng phát triển đông đảo.

Sơ lược về hành trình phát triển của Winamp có thể kể đến một số cột mốc sau:

Winamp 1: Ngày 7/6/1997

Winamp 2: Ngày 8/9/1998

Winamp 2.10: Ngày 24/3/1999

Winamp 3: Ngày 9/8/2002

Winamp 5.0: Tháng 12/2003

Winamp 5.5: Ngày 10/10/2007

Winamp 5.66: Ngày 20/11/2013

Winamp 5.8: Ngày 26/10/2016

Nguyên nhân gì khiến Winamp nhanh chóng rơi vào quên lãng nhanh như vậy?

Nhiều người hẳn vẫn đổ lỗi cho việc quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ các trình phát như Winamp sang các dịch vụ phát trực tuyến là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự "ra đi" của Winamp.

Tuy nhiên câu chuyện đằng sau thì ít ai biết tới vì Winamp đã bại trận chỉ vì một loạt các thay đổi chủ sở hữu, những quyết định sai lầm và các bản phát hành ngày càng tệ. Chính những điều này đã biến Winamp từ một huyền thoại trở thành "kẻ trắng tay" sau hàng chục năm nổi tiếng.

Winamp là thành quả sáng tạo của hai sinh viên Đại học Utah là Justin Frankel và Dmitry Boldyrev. Frankel thành lập công ty Nullsoft vào năm 1997 để tiếp tục phát triển Winamp nhưng sau đó lại bán Winamp cho AOL vào ngày 1/6/1999.

 - Ảnh 2.

Kể cả khi Winamp về tay AOL, Nullsoft vẫn chịu trách nhiệm cập nhật ứng dụng. Nhưng bước ngoặt chỉ xuất hiện vào năm 2004 khi nhóm phụ trách phát triển Winamp rời khỏi Nullsoft.

Từ đó tới nay, sự phát triển của Winamp hầu như không có tiến triển vì sự ra đi của đội ngũ Nullsoft thực sự là một mất mát rất lớn. Winamp dù đã phát hành tới phiên bản thứ 5 nhưng vẫn còn nhiều điều phải sửa đổi.

Năm 2013, AOL tuyên bố ý định "trảm" Winamp. Trang web phát hành công cụ và cả ứng dụng đã chính thức dừng hoạt động vào tháng 12 cùng năm. Nhiều người coi đó là sự kết thúc của Winamp  vì mọi người đều biết rằng, nếu không có chủ sở hữu và có sự cam kết lâu dài thì cuộc chơi trên thị trường trình phát media sẽ khó kéo dài lâu được.

May mắn thay, Radionomy, một công ty của Bỉ đã quyết định sẽ "cứu vớt" Winamp và hứa hẹn đem tới "sự sống mới" cho công cụ này thông qua các bản cập nhật và tính năng mới.

Hiện tại Radionomy mới chỉ phát hành một phiên bản cập nhật cho Winamp, đó là Winamp 5.8 ra mắt vào tháng 10/2018, tức gần 5 năm sau khi tiếp quản ứng dụng. Thay đổi lớn nhất trong bản cập nhật này việc Winamp hỗ trợ cho Windows 10.

 - Ảnh 3.

Kể từ đó tới nay, giới công nghệ vẫn luôn chờ đợi những đột phá và các tính năng cao cấp hơn từ Winamp. Nhưng rốt cuộc giờ đây chính trang web của Winamp cũng bị bỏ rơi và không có bất cứ bản cập nhật nào trong hai năm qua.

Radionomy vẫn luôn tuyên bố rằng, đội ngũ phát triển của họ vẫn đang nỗ lực biến Winamp trở thành một trình phát nhạc đẳng cấp mới. Nhưng tới thời điểm này, số người tin lời tuyên bố đó có lẽ chẳng còn mấy ai.

Cần phải nói thêm rằng, CEO Radionomy đã chính thức công bố Winamp 6 vào tháng 10/2018. Nhưng cho đến nay, sau gần hai năm thậm chí không có một bản build mới nào của Winamp được phát hành.

Thật buồn cho Winamp, một tượng đài trong lịch sử giờ đây vẫn chỉ là "cái bóng" của chính mình dù năm lần bảy lượt phải "trao gửi thân phận" nhưng rồi mãi chưa tìm được bến bờ thành công.

Chính những sự thay đổi chóng vánh đã giết chết Winamp. Đặt giả sử nếu đội ngũ của Nullsoft không rời đi vào năm 2004 thì có lẽ "cuộc đời" của Winamp có thể đã bước sang một trang mới.

Tham khảo Softpedia

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh