Sai phạm tại Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An: Cần có cái nhìn khách quan
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 02:46 - 09/11/2015
Ngay sau khi dư luận cộng đồng mạng và báo chí đồng loạt đưa tin, chúng tôi đã có cuộc gặp và tâm sự với ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc Trung tâm. Chúng tôi thấy vô cùng xót xa cho ông Phú. Ông đã cống hiến hết mình cho công việc trong 39 năm nay. Giờ đây sắp về hưu lại mang tiếng là ăn chặn, ăn bớt, ăn xén của các đối tượng tận cùng của xã hội.
Cô Phương nói trong nước mắt: “Nghĩ lại những ngày đi với chú Phú, đi xin từ thiện, xin cả nước tẩy rửa nhà vệ sinh…Càng thương chú nhiều hơn”.
Cô Phương rất buồn và chán nản
Cô Phương sinh ra trong gia đình rất hoàn cảnh, cả bố và mẹ đều là thương binh ¼, đặc biệt mất sức trên 90%. Sinh sống ngay trong Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Nghệ An, bố cô đã mất cách đây 6 năm vì tai nạn giao thông. Sau khi tốt nghiệp khoa kế toán của trường Cao đẳng Lao động xã hội, cô học liên thông lên đại học kinh tế quốc dân. Ra trường cô trở về quê hương và được bố trí làm việc tại trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An. Năm 2013, cô được đề bạt làm Phó giám đốc Trung tâm. Không ngờ cơ sự lại xót xa như ngày hôm nay. “Em và chú Phú không hề tư túi nửa xu, chỉ là hoàn cảnh quá khó khăn của Trung tâm nên mới chi sai một năm mấy triệu bạc đó. Giừ nói ăn chặn, bớt xén là quá oan cho bọn em”, cô Phương nức nở.
Cô Phương đang trao đổi với phóng viên
Trong kết luận của thanh tra không hề có chuyện ăn chặn hay ăn bớt xén mà chỉ có sử dụng sai mục đích. Theo kết luận cô Phương sử dụng sai mục đích số tiền 239 triệu đồng trong 5 năm từ 2011-2015. Trong đó chi tiền ăn sáng cho đối tượng 67 triệu đồng, khai khống tiền ăn đối tượng là 113 triệu đồng, chi hơn 7 triệu đồng cho tiền bưu phẩm.
Cô Phương và ông Phú đã phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để hoàn lại số tiền chi sai. Cô Phương cho biết cô không hề tư túi mà cái này là tình ngay lí gian. 67 triệu đồng ăn sáng là vì quá khó khăn cho đối tượng thậm chí có người không muốn ăn mà nhịn để nhận số tiền này mua thêm ít đồ rất cần thiết đối với phụ nữ tuổi trung niên. Chính vì thế khi họp lãnh đạo Trung tâm để bàn bạc thì mọi người đều thống nhất cho đối tượng có nguyện vọng được nhận tiền ăn sáng. “Còn 113 triệu tiền đăng kí phiếu ăn thì đối tượng ăn rồi. Nhiều người đăng kí mà không ăn, về nhà ăn thì những đối tượng ở lại họ cũng ăn hết. Đã có phiếu ăn, đã có phiếu nhập và xuất thực phẩm rồi, có hóa đơn chứng từ đầy đủ mà. Đối tượng ăn rồi, tiền tiêu rồi, giờ bắt hoàn lại thì em cũng vay mượn hoàn lại rồi”, cô Phương giải thích.
Mới đây trên các trang mạng xã hội lại có tin đồn bà Phương có biệt thự tại đại lô Lê-Nin, ở thành phố vinh. Bà Phương lại giật mình vì thực tế không có chuyện đó “Chồng em là ở Ban quản lí dự án của Bộ Giao thông vận tải nhưng cũng khó khăn vì gia đình khó khăn. Khi cưới nhau bố em xin được một miếng đất theo diện thương binh. Bố chồng cũng cho một miếng đất nho nhỏ. Nhưng vì khó khăn không có tiền xây nhà nên vẫn ở chung nhà với hai Vợ chồng của hai anh trai chồng. Mới đây chúng em bán hai mảnh đất mua được căn nhà nhỏ ở gần bệnh viện nhi, chứ có biệt thự chi mô”.
Ngoài những điều bị hiểu sai và bịa đặt trên mạng xã hội, cô Phương còn cho biết có nhiều đối tượng ác cứ gọi điện cho bà Hoàng Thị Lan mẹ cô để khủng bố tinh thần. Mẹ cô cứ ngất lên ngất xuống suốt.
Bà Lan, mẹ cô Phương rất hoang mang
Cái sai là rõ ràng, người Nhật có câu nói “Chẳng ai vấp ngã khi đang nằm trên giường”. Rất mong mọi người có cái nhìn khách quan về những sai phạm của cô Phương và Ông Phú.