THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:26

Về rừng tràm Trà Sư (An Giang) lướt xuồng ba lá

Rừng tràm Trà Sư tọa lạc gần khu vực núi Trà Sư của huyện Tịnh Biên, An Giang. Tên gọi Trà Sư có nghĩa là ông thầy tu. Trong đó “Trà” là biến âm của “tà” – trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn “Sư” được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Thậm chí có ý kiến cho rằng “Trà Sư” có ý nghĩa là một ông sư (thầy chùa) tên Trà.

Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi trên xuồng, nhẹ nhàng lướt qua cảnh thiên nhiên yên ả, “tạm bỏ quên” nhịp sống phố thị sau lưng, hòa vào tiếng chim vô danh vọng ra từ vòm tràm hai bên, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước, chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thư thái và như đã lạc trôi vào vùng đất thần tiên nào đó.

Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi trên xuồng, nhẹ nhàng lướt qua cảnh thiên nhiên yên ả, “tạm bỏ quên” nhịp sống phố thị sau lưng, hòa vào tiếng chim vô danh vọng ra từ vòm tràm hai bên, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước, chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thư thái và như đã lạc trôi vào vùng đất thần tiên nào đó.

Rừng Tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung, xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên và một phần giáp xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (An Giang).

Nằm khuất sau những cái nắng đến oi ả của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, rừng tràm Trà Sư như một tấm thảm xanh hiền hòa, lặng lẽ bên dòng sông Hậu. Đến đây, bạn không chỉ bị thu hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp bóng hai bên, mà còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý hiếm bởi nơi đây còn được phát triển để trở thành “ngôi nhà chung” – khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ này.

Nằm khuất sau những cái nắng đến oi ả của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, rừng tràm Trà Sư như một tấm thảm xanh hiền hòa, lặng lẽ bên dòng sông Hậu.

Nằm khuất sau những cái nắng đến oi ả của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, rừng tràm Trà Sư như một tấm thảm xanh hiền hòa, lặng lẽ bên dòng sông Hậu.

Chằng chịt những con đường nước như những con hẻm nhỏ, xuồng ba lá là cách duy nhất để di chuyển trong rừng tràm. Để chèo xuồng ba lá, phải phân bổ mái chèo ra hai bên xuồng cho cân bằng, khi chèo, phải khỏa nước nhẹ nhàng nhưng đều tay. Quan trọng nhất là người giữ tay lái, phải chèo thật đều tay, dứt khoát để điều khiển hướng di chuyển của xuồng, để đừng bị “đụng” thuyền bạn trong đường rừng chật hẹp.

Chằng chịt những con đường nước như những con hẻm nhỏ, xuồng ba lá là cách duy nhất để di chuyển trong rừng tràm.

Chằng chịt những con đường nước như những con hẻm nhỏ, xuồng ba lá là cách duy nhất để di chuyển trong rừng tràm.

Chiếc xuồng đi tốc độ không quá chậm, không quá nhanh xuyên qua những con rạch tiến thẳng vào bên trong. Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng.

Xuyên qua con đường trên mặt nước kéo dài khoảng 3km, du khách sẽ đến với Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Bạn tiếp tục đi bộ theo con đường nhỏ đi sâu vào bên trong. Hai bên lối đi là những cây tràm cao vút, phủ bóng xanh mát khiến mọi mệt mỏi dường như tan biến.

Tại đây, bạn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt nước bạn có thể chạm tay vào đó và ngắm nhìn những bông hoa điên điển vàng rực cùng dãy tràm xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.

Tại đây, bạn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt nước bạn có thể chạm tay vào đó và ngắm nhìn những bông hoa điên điển vàng rực cùng dãy tràm xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.

Đi sâu vào bên trong khu rừng tràm Trà Sư bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều loài chim quý hiếm trú ngụ. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên, đem đến cho bạn một chuyến du lịch An Giang nhiều trải nghiệm và thú vị.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh