CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:29

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Văn hóa giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Tròn 75 năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập (24/11/1946), dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.

Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh khai mạc Hội nghị. Người chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của ngành văn hóa và thông tin. Người nêu nhiệm vụ của văn hoá mới là, phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hoá xưa và nay để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Người kêu gọi các nhà văn hoá Việt Nam "hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng".

Tròn 75 năm kể từ đó, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nghệ sĩ nhiếp ảnh. (Ảnh tư liệu/nhandan.vn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nghệ sĩ nhiếp ảnh. (Ảnh tư liệu/nhandan.vn)

Cùng với chính trị và kinh tế, văn hoá Việt Nam giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay sau hơn ba thập kỷ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá và hội nhập quốc tế. Yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi chúng ta tiếp tục hoạch định phương hướng vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa cấp bách nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam ngang tầm công cuộc phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong tầm nhìn tới năm 2045.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, đó là văn hóa phải được coi trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức ngày 24/11/1946, trong diễn văn khai mạc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Và đặc biệt có giá trị sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày nay.

Khắc họa những tư tưởng của Bác về văn hóa, Triển lãm lựa chọn, trưng bày những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, thư, bản thảo, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật, với các văn nghệ sỹ, nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam. Người có rất nhiều bài nói, bài viết, tác phẩm, thư gửi các hội nghị trong lĩnh vực này: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ Văn hóa, ngày 28/2/1957; Sách “Con người xã hội chủ nghĩa”, xuất bản năm 1961…Trong đó, Người không chỉ nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hóa mà còn đề ra nhiều chiến lược, nhiệm vụ quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của văn nghệ sỹ “Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị.

5 - ok

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là người đặt nền móng giao lưu văn hóa quốc tế, Người luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong việc nâng cao vị thế của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế bởi văn hóa chính là cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã đi đến nhiều quốc gia, để lại nhiều dấu ấn về tình hữu nghị, đoàn kết, góp phần vào cuộc đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Là Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại, những cống hiến và tư tưởng của Người được nhân dân Việt Nam và thế giới tôn vinh, kính trọng.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 chính là sự kiện mang tính chất lịch sử

Năm 2021 cũng đánh dấu 35 năm công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, đây là năm mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có những biến động, khó khăn và thuận lợi đan xen. Đất nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nhất là từ tháng 4/2021, đợt bùng phát dịch thứ 4 đã gây ra cho đất nước chúng ta nhiều thiệt hại rất lớn, ngành VH-TT&DL bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, từ lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, đến Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ cùng sự đồng lòng, đồng sức của Nhân dân thì đến thời điểm này chúng ta đã từng bước kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước vào giai đoạn thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt hiệu quả dịch bệnh. Chúng ta đang có cơ hội làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chăm lo tốt hơn đời sống văn hóa.

Đặc biệt hơn nữa, năm 2021, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất ngày 24/11/1946. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu cho các cấp có thẩm quyền, sau đó Thường trực Ban Bí thư giao nhiệm vụ cho các ban Đảng, các tổ chức có liên quan nhằm tổ chức triển khai sớm các Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Diễn ra vào thời điểm quan trọng của đất nước, vì vậy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 chính là sự kiện mang tính chất lịch sử.

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng, sau hội nghị "chúng ta phải tập trung thực hành để triển khai hệ giá trị con người Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Đó là con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, sáng tạo và có khát vọng xây dựng đất nước. Hội nghị lần này sẽ dành thời gian để Bộ VH-TT&DL quán triệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ chiến lược này đặt ra là nâng cao nhận thức của người dân về phát triển văn hóa. Bộ sẽ rà soát các quy định, phát hiện điểm nghẽn để bổ sung, hoàn thiện theo cách tiếp cận xây dựng luật không chỉ là công cụ quản lý mà còn tạo ra động lực phát triển”.

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh